Campuchia đặt mục tiêu xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới

Để đạt mục tiêu này, trước hết Campuchia phải đạt thặng dư lương thực trên 4 triệu tấn gạo, trong đó có ít nhất 1 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu. Cùng thời gian này, Campuchia cần đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về gạo.

Chính phủ Campuchia vừa thông báo mục tiêu đưa Campuchia trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ chốt trên thị trường thế giới vào năm 2015.

 

Phát biểu khai mạc buổi lễ công bố chính sách khuyến khích sản xuất lúa và xuất khẩu gạo vừa diễn ra tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng chính phủ nước này đã ấn định 2015 là năm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những nước dự trữ và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

 

Theo ông Hun Sen, để đạt được mục tiêu này, trước hết Campuchia phải đạt thặng dư lương thực trên 4 triệu tấn gạo, trong đó có ít nhất 1 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu. Cùng thời gian này, Campuchia cần đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về gạo.

 

Ông Hun Sen cho biết thế giới cần khoảng 31 triệu tấn gạo năm nay và hiện Thái Lan, Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Campuchia hy vọng trong tương lai nước này sẽ cùng với Myanmar vươn lên vị trí thứ ba và thứ tư trong bảng xếp hạng.

 

Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo, Chính phủ Campuchia sẽ bảo lãnh 50% rủi ro cho các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay vốn để sản xuất, chế biến và dự trữ gạo, vì các nhà cho vay này luôn phàn nàn về rủi ro cao khi tham gia cấp vốn trong lĩnh vực nông nghiệp - lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết.

 

Thống kê cho thấy năm 2008, Campuchia chỉ đạt sản lượng 2,6 tấn thóc/ha, thấp hơn các mức tương ứng 2,8 tấn/ha ở Thái Lan, 3,5 tấn/ha ở Lào và 4,9 tấn/ha ở Việt Nam mà nguyên nhân là do thiếu nước tưới cho cây lúa. Hiện khoảng 80% trong tổng số 14 triệu dân Campuchia làm nghề nông. Năm ngoái, nước này sản xuất được hơn 7 triệu tấn thóc.

 

Các nhà quản lý và quan sát nhận định giá thóc gạo có thể sẽ tăng lên trong các tháng còn lại của năm nay, nhờ nhu cầu phục vụ nhiều lễ hội trong dịp cuối năm và số đơn đặt hàng gia tăng.

 

Các yếu tố khác hỗ trợ đà tăng giá lương thực bao gồm việc Ấn Độ tiếp tục thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng do lo ngại hạn hán lan rộng. Trung Quốc  - nước sản xuất và tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới - sẽ mua tới 1,5 triệu tấn lương thực do sản lượng trong nước sụt giảm./.

 

VGP News

 

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.