Cấm lạm dụng pháp luật để trốn trả nợ

 

Tìm được một cơ chế hữu hiệu để việc xử lý tài sản bảo đảm không còn theo dạng tùy nghi là việc không thể đừng vì xử lý tài sản bảo đảm đang là “nỗi đau không của riêng ai” và cũng là nguyên nhân làm tăng “nợ xấu” cho nền kinh tế.

 

Tìm được một cơ chế hữu hiệu để việc xử lý tài sản bảo đảm không còn theo dạng tùy nghi là việc không thể đừng vì xử lý tài sản bảo đảm đang là “nỗi đau không của riêng ai” và cũng là nguyên nhân làm tăng “nợ xấu” cho nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Ôm phao” vẫn… chìm

“Tài sản bảo đảm vẫn được coi là “chiếc phao” an toàn nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nhưng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có ý nghĩa và giá trị thực tiễn khi bên cấp tín dụng thu hồi được giá trị của tài sản bảo đảm. Nếu không, mọi hợp đồng, thỏa thuận hay chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm cũng chỉ là những giấy tờ vô nghĩa” – ông Đặng Trường Sơn (Ngân hàng TMCP Á Châu) nhận định.

Trong thời gian qua, các qui định về giao dịch bảo đảm đã không ngừng được hoàn thiện, góp phần tăng cường quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên khi tham gia vào quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Dẫn ra các trường hợp như bên nắm giữ tài sản không tự nguyện bàn giao tài sản (nhất là nhà đất), không giao giấy tờ sở hữu tài sản, tài sản có biến động không được thể hiện trong hợp đồng thế chấp…, đại diện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chứng minh cho việc xử lý được tài sản bảo đảm trên thực tế cũng rất mong manh… cho dù bên nhận bảo đảm thắng kiện qua con đường tố tụng.

Chưa kể việc xử lý tài sản bảo đảm được tiến hành theo con đường tố tụng lại mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của bên nhận bảo đảm, thậm chí nhiều trường hợp đẩy bên nhận bảo đảm vào tình trạng “chờ được vạ thì má đã sưng”. Ngay cả khi bên nhận nợ được ủy quyền xử lý tài sản bảo đảm thì với tư tưởng “thiếu hợp tác”, bên nợ sẽ khiếu kiện, gây khó khăn cho việc thực hiện ủy quyền xử lý tài sản bảo đảm vì tài sản có tranh chấp không được thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

Không thể bình đẳng khi một bên “chây ỳ”

Đó là quan điểm của ông Vũ Đức Long (Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp) khi bàn về hướng mở quyền chủ động cho bên nhận nợ khi xử lý tài sản bảo đảm vì “bên nợ và bên nhận nợ chỉ có thể bình đẳng khi ký kết hợp đồng giao dịch chứ không thể bình đẳng khi một bên “chây ỳ”, trốn nợ”.

Song quá trình áp dụng các qui định về xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn tồn tại một số bất cập, mà nguyên nhân được các tổ chức tín dụng khẳng định là “chưa có qui định cụ thể, thiếu cơ chế răn đe, nhiều rủi ro xuất phát từ người thực thi quyền lực nhà nước... nên hầu như việc xử lý tài sản bảo đảm đang tùy vào “ý thích của các bên liên quan”, nhất là những qui định pháp luật hiện hành đang vô hình chung “phong tỏa” quyền chủ động của bên nhận nợ khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, dẫn đến tình trạng nợ xấu kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm.

Một trong những vấn đề gây nhiều băn khoăn là tính khả thi của việc thu giữ tài sản trên thực tế và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản trên giấy tờ. Đại diện Cục Quản lý nhà và bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định, trong điều kiện thiếu cơ chế cho việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi tài sản (trừ khi để giải phóng mặt bằng) thì “không có chính quyền thì không thể xử lý được”. Còn đại diện của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín đề nghị “trao quyền và chế tài cho một cơ quan thực hiện cưỡng chế vì không phải lúc nào cơ quan công an, thi hành án cũng tham gia cưỡng chế thu hồi tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên nợ”.

Do đó, “lách trong lối đi hẹp của các văn bản pháp luật hiện hành” để đưa ra được cơ chế, trình tự, thủ tục đảm bảo sự ổn định của quan hệ vay nợ, tôn trọng pháp luật, không cho lạm dụng pháp luật để trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ đã được cam kết…, dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ TN&MT, NHNNViệt Nam hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm qui định, trong quá trình người xử lý tài sản thu giữ tài sản bảo đảm UBND sẽ hỗ trợ bằng việc “chứng kiến” và “giữ gìn an ninh trật tự theo đề nghị của người xử lý tài sản bảo đảm”.

Ngoài ra, để “dẹp” những khó khăn do sự thiếu hợp tác, thiếu thiện chí của bên giữ tài sản, hiện thực hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm, ông Hồ Quang Huy (Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm) cho biết, dự thảo hướng dẫn cách thức thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp bên nợ chết hoặc vắng mặt không có lý do tại nơi cư trú như một biện pháp bảo đảm sự chủ đọng trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí…

Dự kiến, Thông tư này sẽ được ban hành trong quý I/2013 để có thể hạn chế được rủi ro trong kinh doanh thông qua việc bảo đảm bằng tài sản; đồng thời, góp phần giải quyết “núi” “nợ xấu” đang đè nặng lên nền kinh tế.

Huy Anh

Đọc thêm

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.