Cải thiện môi trường kinh doanh, duy trì “vùng xanh” để "hút" nhà đầu tư đến Bắc Ninh

Công nhân sản xuất linh kiện điện thoại di động tại Công ty CrucialTec Vina (KCN Yên Phong)
Công nhân sản xuất linh kiện điện thoại di động tại Công ty CrucialTec Vina (KCN Yên Phong)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, nhưng hơn 1 năm qua, Bắc Ninh vẫn luôn nỗ lực không ngừng vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp mới 89 dự án, tổng vốn 465,3 triệu USD; cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh vốn 55 dự án với tổng vốn tăng gần 102 triệu USD. Lũy kế, toàn tỉnh có 1.694 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn 20.373 triệu USD. Cùng với các doanh nghiệp FDI, từ đầu năm đến nay, có 32 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư hơn 10.185 tỷ đồng được cấp mới đăng ký đầu tư; nâng số nhà đầu tư trong nước đang đầu tư tại tỉnh lên 1.464 dự án với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt hơn 213.402 tỷ đồng… khẳng định Bắc Ninh tiếp tục là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư.

Bắc Ninh là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là có những nhà đầu tư lớn từ nước ngoài. Xác định thu hút đầu tư là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn và hiệu quả cho các nhà đầu tư trong khu vực và quốc tế.

Đặc biệt, trong hai năm qua, dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, Bắc Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp căn cơ nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa sản xuất, vừa chống dịch hiệu quả. Cho đến nay, Bắc Ninh vẫn là “điểm sáng” trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn.

Điển hình như tại KCN Yên Phong, Công ty CP CrucialTec Vina là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất linh kiện kỹ thuật cao cho điện thoại di động, với hơn 400 cán bộ, công nhân. Dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhưng năm 2020, Công ty vẫn hoạt động ổn định, doanh thu đạt hơn 46 triệu USD.

Ông Kim Ki Sung, Tổng Giám đốc Công ty CP CrucialTec Vina cho biết: “Sự hỗ trợ tích cực và môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn của tỉnh là một trong những yếu tố để Công ty mẹ từ Hàn Quốc quyết định tiếp tục đầu tư thêm 8 triệu USD, mở rộng sản xuất, nghiên cứu triển khai sản phẩm mới và quyết định gắn bó lâu dài tại Bắc Ninh”.

Kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Công ty CP sữa Việt Nam - Vinamilk (KCN Tiên Sơn)Kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Công ty CP sữa Việt Nam - Vinamilk (KCN Tiên Sơn)

Tương tự như tại Công ty CP sữa Việt Nam - Vinamilk (KCN Tiên Sơn), để phòng chống dịch hiệu quả, công ty cũng triển khai nhiều biện pháp như: thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; thành lập 18 Tổ an toàn COVID; triển khai các phương án ứng phó với dịch, thực hiện 5K+vắc xin+công nghệ; khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hàng ngày; khử khuẩn nơi làm việc, phương tiện đưa, đón cán bộ, công nhân viên, chuẩn bị khu cách ly tạm thời, các vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch…

Theo đó, công ty đã trở thành một trong số ít doanh nghiệp trong KCN bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch, giữ được lực lượng “lao động sạch”, sản xuất duy trì liên tục, không bị gián đoạn một ngày nào.

Ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc nhà máy Vinamilk tại Bắc Ninh chia sẻ: Làm tốt công tác chống dịch là trách nhiệm và yêu cầu bắt buộc nên sản xuất của nhà máy vẫn bảo đảm kế hoạch. Tính đến hết tháng 8, Nhà máy sản xuất hơn 1,1 tỷ sản phẩm các loại. Từ nay đến cuối năm, nhà máy tiếp tục thực hiện các giải pháp và chiến lược đề ra nhằm duy trì và phát triển với mục tiêu sản xuất hơn 1,5 tỷ sản phẩm”.

Ngoài những nỗ lực không ngừng từ doanh nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng thực hiện việc tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, qua đó kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nhanh chóng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh cũng triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để tận dụng tốt các cơ hội phát triển, nhất là đón bắt thời cơ dịch chuyển các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, tiếp tục duy trì “vùng xanh doanh nghiệp” để trở thành điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng với một môi trường kinh doanh thông thoáng, an ninh, chính trị ổn định, vị trí giao thương thuận lợi, hạ tầng ngày càng hoàn thiện, Bắc Ninh hiện vẫn có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 20/9

'Các ngân hàng đã cam kết hỗ trợ là phải thực hiện'

(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng hỗ trợ khách hàng sau cơn bão số 3, được tổ chức ngày 20/9/2024.

Đọc thêm

Hàng hóa Việt Nam ứng phó trước điều tra phòng vệ thương mại

Mặt hàng thép rất hay bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Hoàng Hậu)
(PLVN) - Thời gian gần đây, một số quốc gia liên tục thông tin về việc tiếp nhận và điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh tối đa các vụ việc PVTM, nhất là trong bối cảnh bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng ở nhiều nước.

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?