Cải tạo hồ Gươm thế nào?

Người dân quan tâm đến việc chỉnh trang, cải tạo hồ Gươm
Người dân quan tâm đến việc chỉnh trang, cải tạo hồ Gươm
(PLVN) - Trong nhiều luồng ý kiến về phương án chỉnh trang, sửa chữa, cải tạo khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, nhiều nhà chuyên môn đã đặt vấn đề hồ Gươm hiện hữu thực chất có phải là một bể bê tông trống đáy? Đây là điều khá quan trọng trong việc lựa chọn phương án nào để cải tạo Hồ Gươm. 

Còn ý kiến khác nhau

Triển lãm, giới thiệu thông tin về việc chỉnh trang, sửa chữa, cải tạo khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm vừa kết thúc đã có nhiều luồng quan điểm về phương án thi công sử dụng kè bê tông đúc sẵn cốt phi kim mà UBND quận Hoàn Kiếm đưa ra công chúng xin ý kiến.

Bà Meslanie Lan Doremus, Tổng giám đốc Công ty thiết kế AREP (Pháp) khu vực Nam châu Á khẳng định, phương án thi công sử dụng kè bê tông đúc sẵn cốt phi kim để thực hiện chỉnh trang, cải tạo hồ Hoàn Kiếm đã đảm bảo được nhiều “đề bài khó” mà UBND quận Hoàn Kiếm và thành phố đặt ra. Việc thi công sử dụng kè bê tông đúc sẵn cốt phi kim không gây ảnh hưởng đến giao thông đô thị và hoạt động hàng ngày của người dân. 

Việc thi công này không dùng tường vây, đê bao thay đổi hiện trạng hồ, cũng không thay đổi mực nước hồ, đảm bảo giữ nguyên nền tự nhiên đáy hồ và hiện trạng cây xanh quanh hồ; Không phá vỡ nền đất nguyên thổ dưới vỉa hè xung quanh hồ, mặt kè hồ được tạo nhám và phủ xanh bề mặt để hài hòa với khung cảnh cổ kính của hồ Hoàn Kiếm. Đặc biệt là thi công nhanh gọn (từ 22h đêm đến 5h sáng hôm sau) và không xả thải trong quá trình thi công.

Tuy nhiên, Giáo sư Hà Đình Đức cho rằng, hồ Gươm là di tích quốc gia đặc biệt nên cần đối xử đặc biệt. Ông ủng hộ việc trùng tu di tích này nhưng phải làm sao để đảm bảo hồ Gươm vẫn là một cá thể có thể giao tiếp với hệ sinh thái xung quanh. 

Theo ông Đức, nếu sửa chữa, chỉnh trang theo phương án sử dụng kè bê tông đúc sẵn cốt phi kim thì có thể biến hồ Gươm giống một bể bê tông trống đáy (không có đáy). Do đó, cần phải tạo các khoảng hở nhất định giữa các khối bê tông đúc sẵn để sinh vật tự nhiên vẫn có thể bám vào lòng hồ sinh sôi nảy nở.

Phải đảm bảo bền vững và kiến trúc thẩm mỹ

Trước những quan điểm này của ông Đức, GS.TS Vũ Đình Phụng, Trưởng Bộ môn Khoa học công trình (Đại học Thủy lợi) không đồng tình và có ý kiến cho rằng, thực chất, hồ Gươm hiện nay đã và đang là bể bê tông trống đáy nhưng là bể bê tông vỡ nát sạt lở, lún sụt. Vì vậy, cần phải trùng tu và tôn tạo lại bằng hai bước để đảm bảo chất lượng bền vững giải pháp kết cấu tường chắn đất chống lật, trượt, lún, xói lở... và đảm bảo kiến trúc thẩm mỹ bề mặt tạo nhám, tạo lỗ trồng cây phủ xanh bề mặt. 

Ông Phụng phân tích thêm, nếu nói kè bê tông cắm xuống đáy hồ ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng không chính xác vì đáy của kè mới sâu 2,5 m tương đương với đáy móng kè cũ đã và đang bị lún sụt. Trước khi nén ép kè mới xuống, nhà thi công sẽ phải tháo dỡ các tấm bê tông lát mái và móng kè cũ trong lòng đất đã xây dựng cách nay khoảng trên 10 năm. Do đó, kè mới không phá vỡ đất nguyên thổ đáy hồ, bao gồm 3 lớp dẻo mềm, dẻo chảy, bùn bề mặt hồ. 

Về ý kiến cho rằng phương án thi công kè này có thể ngăn chặn mạch ngang giữa bờ, kè, nước hồ, GS Phụng cho rằng, kè ruột rỗng, trống đáy và thông thiên  như cái nơm úp cá, bên trong ruột kè còn nhồi đất hữu cơ trồng cây. Mặt kè phía hồ và phía bờ đục lỗ. Giữa các đốt kè (khoảng cách 1m) sẽ được liên kết với nhau bằng khớp nối âm dương lót vải địa kỹ thuật. Như vậy, phương án kè này đã tính đến lưu thông mạch nước, dọc, ngang, chắc chắn đảm bảo được sự giao tiếp trong lòng hồ với hệ sinh thái tự nhiên xung quanh hồ. 

Một số ý kiến khác của các nhà chuyên môn về kiến trúc cũng đồng tình với phương án cải tạo, chỉnh trang này của quận Hoàn Kiếm. Theo họ, đây là phương án vừa sạch, vừa hiệu quả và đã được kiểm chứng vì sử dụng kè bê tông đúc sẵn cốt phi kim vẫn có khoảng trống để cỏ cây mọc và bám được vào lòng hồ. Các tấm bê tông này được làm bằng các vật liệu đặc thù, thích hợp cho hồ Hoàn Kiếm vì vẫn giúp hệ thống thủy sinh và cây cỏ sống được. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.