Cái đẹp dưới góc nhìn phương Tây

Sách Lịch sử cái đẹp.
Sách Lịch sử cái đẹp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Umberto Eco chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn học và lý luận đương đại. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực: ký hiệu học, triết học, mỹ học, văn học, phê bình văn học, dịch thuật, phê bình dịch thuật. Ông tham gia giảng dạy và thuyết trình tại nhiều trường đại học danh tiếng như Yale, Cambridge, Oxford và Harvard.

Cái đẹp không bất biến

Trong khuôn khổ “Những ngày văn học châu Âu năm 2023”, Đại sứ quán Ý và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách “Lịch sử cái đẹp” với sự tham gia của 3 vị khách mời là nhà nghiên cứu, PGS. TS. Đỗ Lai Thúy, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quyên và đạo diễn Đỗ Văn Hoàng.

Thời trung cổ, cái đẹp gắn liền với yếu tố thần học, với chủ nghĩa biểu tượng trong ánh sáng và màu sắc. Thời kỳ phục hưng, cái đẹp gắn với hình ảnh các quý phu nhân, những phụ nữ - thiên thần, những bài ca mục đồng và những kẻ hát rong.

Tới thế kỷ XX cái đẹp lại có thể tìm thấy trong những vật thể chứa đựng yếu tố nhân tạo như sắt, thủy tinh…

Theo Tiến sĩ văn học Nguyễn Quyên, Umberto Eco là một người toàn tài, ông là nhà văn, nhà lý luận, triết gia và cũng là một nhà ký hiệu học lừng danh. Sự toàn tài này của ông đã được thể hiện rõ trong nội dung của cuốn sách. Ở đây tác giả đã dày công khảo cứu sự biến chuyển của cái đẹp từ thời Hy Lạp cổ đại tới ngày nay từ đó hé mở cánh cửa của sự đẹp dưới quan điểm của thời đại.

Theo PGS.TS Đỗ Lai Thúy, nếu chỉ đọc phần lời bình của tác giả thì dễ hiểu, nhưng cái khó khi tiếp cận tác phẩm chính là ở phần trích dẫn uyên bác, cô đọng. Để khám phá “mê cung” này, theo PGS.TS Đỗ Lai Thúy cần có “sợi chỉ đỏ”. Chìa khóa để mở cánh cửa bước vào cuốn sách là hai từ khóa lịch sử và cái đẹp.

Cái đẹp chưa bao giờ là tuyệt đối và bất biến, mà mang nhiều diện mạo khác nhau tùy thời kỳ lịch sử và tùy quốc gia. Điều này được áp dụng không chỉ cho cái đẹp hình thể (của đàn ông, phụ nữ hay phong cảnh thiên nhiên), mà cả cái đẹp tâm linh, ý niệm, đấng cứu thế hay thần thánh. Bởi vậy, theo dòng thời gian, cuốn bách khoa thư lịch sử cái đẹp của Umberto Eco sẽ đưa chúng ta đi từ thời Hy Lạp cổ đại tới tận ngày nay, để hé mở cánh cửa của sự đẹp dưới quan điểm của thời đại. Lịch sử cái đẹp của Umberto dày công khai phá một chủ đề khó: Cái đẹp dưới góc nhìn của phương Tây xuyên suốt từ thời Hy Lạp cổ đại tới ngày nay.

Người nghệ sỹ mở ra thế kỷ 21

Trong cuốn bách khoa thư đồ sộ với hơn 200 bức tranh và tiểu họa, hơn 50 tác phẩm điêu khắc, bình gốm cùng rất nhiều hình ảnh tái hiện các công trình kiến trúc, khảo cổ, nghệ thuật thời trang. Và một khối lượng lớn những bài luận của Eco, các trích dẫn tác phẩm văn học, nghị luận, triết học, âm nhạc và khoa học với nỗ lực kiến giải phạm trù cái đẹp đa diện nhất.

Đó là lý tưởng thẩm mỹ thời Hy Lạp cổ đại, phác họa khái niệm sơ khởi của con người đương thời về cái đẹp là một thứ thường gắn liền với các môn nghệ thuật thể hiện nó và chưa có vị thế thống nhất: trong các bản tụng ca. Cái đẹp được thể hiện bằng sự hài hòa của vũ trụ, trong thơ ca, nó được thể hiện qua kích thước tương ứng và sự đối xứng giữa các bộ phận.

Còn trong thuật hùng biện, nó được thể hiện qua nhịp độ phù hợp. Cái đẹp như là tỷ lệ và sự hài hòa, thể hiện ở các yếu tố như: cân đối về số học, hài hòa về nhịp điệu âm nhạc, hợp lý về tỷ lệ trong kiến trúc dưới góc nhìn của hình học không gian và biểu tượng học. Eco cũng đánh giá tầm quan trọng của tỷ lệ đối với thẩm mỹ ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và đi đến kết luận rằng ở mỗi thời kỳ, tỷ lệ lý tưởng lại mang một định nghĩa khác: nếu như ở thời Hy Lạp cổ lý tưởng là tỷ lệ chính xác giữa các bộ phận thì tỷ lệ tiêu chuẩn của người Ai Cập phải liên quan tới toàn bộ kết cấu, tỷ lệ giữa các bộ phận phụ thuộc vào cử động của cơ thể, sự thay đổi của phối cảnh. Giai đoạn này cũng sinh ra những khái niệm về tỷ lệ hoàn hảo có tác dụng đến tận ngày hôm nay trong các lĩnh vực mỹ thuật cũng như thiết kế như tỷ lệ vàng hay sự tương phản giữa các mặt đối lập.

Bức tranh Nàng Mona-lisa. (Ảnh TL). ảnh 1

Bức tranh Nàng Mona-lisa. (Ảnh TL).

Mặc dù tồn tại tới tận ngày nay một định kiến phổ biến rằng Trung cổ là một thời đại “tối tăm”, “thời đại đen tối” thì người Trung cổ lại tự coi mình sống trong một môi trường đầy ánh sáng. Điều này phần nào thể hiện qua thơ và hội họa đương thời. Eco đã sử dụng màu sắc để kể câu chuyện về đời sống Trung cổ: màu sắc sáng rọi của Chúa, màu sắc rực rỡ và xa xỉ của người giàu (phản ánh chân thực sự thật rằng kỹ thuật nhuộm màu rực rỡ ở thời đó vô cùng đắt đỏ). Sự gắn liền với màu sắc mà thiên nhiên ban tặng của những người nghèo khó, màu sắc trong thơ ca và thần bí học cùng với màu sắc trong cuộc sống thường nhật...

Các phần còn lại của cuốn bách khoa thư được Umberto Eco dành cho ba giai đoạn quan trọng: Thế kỷ 18, thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Thế kỷ 18 đánh dấu sự đổi mới của chủ nghĩa Cổ điển và Tân cổ điển, thể hiện rõ ràng nhất trong các tác phẩm hội họa hay kiến trúc. “Kiến trúc Anh thế kỷ 18 thể hiện trước hết tính trang nhã điều độ và khiếu thẩm mỹ tốt, khẳng định bước đi tách biệt hoàn toàn khỏi các dư thừa của Baroc”.

Nhắc đến cái đẹp của thế kỷ 19, tác giả đi sâu vào cái đẹp lãng mạn trong chủ nghĩa lãng mạn, cái đẹp trong tôn giáo và những cái đẹp mới. Chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, lịch sử ghi nhận những đối tượng đẹp mới mẻ và đột phá hơn, có thể kể đến là cái đẹp từ sắt và thuỷ tinh (như Tháp Eiffel ở Paris hay Toà nhà pha lê của Joseph Paxton), nghệ thuật deco, cái đẹp từ kiến trúc “hữu cơ”.

Umberto Eco cũng chỉ rõ một vấn đề của thời đại để chúng ta tự vấn: Từ thế kỷ 20, dễ nhận thấy rằng thế giới đang chuyển mình để trở thành một nơi bị chi phối hoàn toàn bởi giá trị trao đổi. Đồ vật phải “ngon - bổ - rẻ” và được sản xuất hàng loạt, đồng nghĩa với việc cái đẹp mới có thể được tái tạo dễ dàng, nhưng cũng mang tính tạm thời và dễ hư hỏng. Liệu tính chất sản xuất hàng loạt có phải là số phận của cái đẹp trong thời đại tái tạo kỹ thuật của nghệ thuật?

Trước câu hỏi cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới có đúng không? Đạo diễn Đỗ Văn Hoàng bày tỏ, ở phần cuối dành cho thế kỷ 20 nhưng ông viết khá ngắn - cái đẹp không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà mở ra thế kỷ mới đầy sáng tạo. Cái đẹp làm chúng ta thoải mái dễ chịu nhưng không nhất thiết chúng ta muốn chiếm hũu nó. Như sự bình yên trước cơn bão. Như vẻ đẹp choáng ngợp buổi bình minh.

Dưới góc nhìn của đạo diễn Đỗ Văn Hoàng, nghệ thuật không tuyên bố cho đạo đức đúng sai mà khi nghệ sỹ trở thành người sáng tác tự do mở ra thế kỷ 21. Ví dụ người Ý phát triển rực rỡ thời Phục hưng nhưng mở ra những triển lãm đương đại rất lớn, lịch sử không phải thời nào thời ấy được “đóng gói” xong xuôi… Cũng như chúng ta nói đùa rằng, nếu người ngoài hành tinh nhìn xuống thế kỷ của chúng ta sẽ thấy cái đẹp của sự hỗn loạn.

Cái đẹp đi về đâu? Khi quy luật đi qua rồi chúng ta mới nghiệm ra và đi theo hệ thống. Không có lịch sử duy nhất và khách quan, mà chỉ có những diễn ngôn khác nhau. Cái đẹp có tính chất tương đối và luôn biến đổi. Mỗi thời đại bổ sung thêm sắc thái màu sắc.

Umberto Eco (1932 - 2016) được tờ Los Angeles Times đánh giá “là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất thời đại chúng ta”.

Tên tuổi của Eco gắn liền với cuốn tiểu thuyết đầu tay “Tên của đóa hồng” - xuất bản lần đầu năm 1980. Cuốn sách đã trở nên nổi tiếng toàn cầu và được dịch sang 47 ngôn ngữ, bán được hơn năm mươi triệu bản.

Đọc thêm

Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023: Quảng bá, nâng tầm thương hiệu địa phương

Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023: Quảng bá, nâng tầm thương hiệu địa phương
(PLVN) - Festival Áo bà ba Hậu Giang 2023 vừa được tổ chức thành công tạo nên ấn tượng và sự cuốn hút của địa phương này với du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội là điểm hẹn khởi đầu, để mọi người có cái nhìn khác hơn và biết nhiều hơn về Hậu Giang. Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa, du lịch và kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Lan tỏa những sáng tạo, nét đặc trưng của nghệ thuật Cải lương truyền thống và hiện đại

Lan tỏa những sáng tạo, nét đặc trưng của nghệ thuật Cải lương truyền thống và hiện đại
(PLVN) - Trong suốt 7 ngày đêm tranh tài sôi nổi tại nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), tối 30/9, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức lễ tổng kết và trao giải “Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023”.

Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia

Những món ẩm thực được tôn vinh. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Nhằm tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới, với định hướng biến di sản thành tài sản, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã triển khai Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024".

'Hồn' thu Hà Nội lan tỏa trên dải đất hình chữ S

Mẹt “mùa thu Hà Nội” được một cửa hàng online tại TP Hồ Chí Minh rao bán. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ngày nay, những gói cốm tươi non, những chiếc xe chở đầy hoa đủ sắc màu, hương hoa sữa nồng nàn không chỉ còn của riêng Hà Nội mà đã lan tỏa đi muôn nơi. Cách thưởng thức mùa thu của người Hà Nội đang trở thành một “tinh thần sống” đáng yêu mà người dân nhiều vùng trên cả nước cũng muốn trải nghiệm.

Những mùa Trung thu xưa…

Em bé ôm cả vầng trăng, từ bàn tay mẹ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chuyến đi công tác vào một ngày mùa thu đẹp trời, ngang qua cánh đồng lúa đã bắt đầu chắc hạt, thoang thoảng mùi nếp non, cô đồng nghiệp thẫn thờ: Những ngày mùa thu thế này, em nhớ nhà quá. Nhớ ngày xưa…

Mùa thu phố cổ: 'Kho báu' ẩm thực cho du khách phương xa

Những chiếc bánh rán gia truyền nóng hổi, giòn rụm chứa cả bầu trời tuổi thơ người phố cổ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Đến Hà Nội mùa thu thì không thể không đi lang thang trong phố cổ, nhâm nhi một vài món quà vặt ven đường, nhìn những cô gánh hàng cốm rong ruổi phố, rồi để cho hương vị của phố từ những món ăn quen mà lạ đượm trong không gian, thấm vào tâm hồn.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia ở Hải Dương

Mặt chính chùa Giám.
(PLVN) - Cửu phẩm Liên hoa của chùa Giám được nhiều người biết đến không chỉ là một cối kinh Phật mà còn được coi là một tác phẩm nghệ thuật chứng minh cho thành tựu về nghệ thuật, kiến trúc dân gian đạt đến độ hoàn mỹ, là một trong ba kiệt tác của kiến trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền Việt Nam còn lưu giữ đến ngày nay.

Có hẹn với gió heo may

Có hẹn với gió heo may
(PLVN) - Rất khó để chỉ ra được khi nào thu về và sẽ ở lại bao lâu trước khi mùa đông tới. Tất cả những gì thuộc về mùa thu đều nhẹ nhàng đến kỳ lạ, đều khiến người ta sợ sẽ vô tình để lỡ hẹn với nó. Rồi cứ thế ngóng chờ, càng nhớ lại càng yêu…

Có một mùa hồng 'thắp lửa' cao nguyên

Châu Phạm bên những trái hồng D’ran đầu mùa. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Mùa thu ở thung lũng trên núi cao được mở ra bằng những tán hồng xanh mướt mắt, thấp thoáng những trái hồng non trong tán lá, để rồi khép lại bằng những quả hồng chín mọng, đỏ rực khắp núi đồi.

Cái Câm

Cái Câm
(PLVN) - Ở cái xóm chợ Bãi này, ai cũng có một biệt hiệu để gọi kèm với cái tên. Cái biệt hiệu đó xuất phát từ hình dạng bề ngoài hoặc một thói quen nào đó, tựu trung lại, bất kỳ thứ gì thuộc về đặc điểm để nhận biết một người khác với một người khác. Cũng chẳng phải người ta muốn xách mé gì.

Sầu đâu kỉ niệm

Sầu đâu kỉ niệm
(PLVN) - Ngoài trời cứ lất phất mưa, phố cũng đã dần thưa người. Tôi ngồi bên cửa sổ, nhìn ra ngoài bóng tối đen đặc, tiếng mưa rơi xuống nghe như một bản hòa ca của nước, buồn thấy mồ.