Cách phòng các bệnh về tim

Các giải pháp dưới đây để phòng và hạn chế tới mức thấp nhất các nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.

Theo dõi tỷ lệ Cholesterol
Thức chất béo này rất cần cho đời sống nhưng lại nguy hiểm nếu có quá nhiều. Cholesterol nhiều sẽ lắng đọng xuống các thành động mạch và thành tim. Lâu ngày, những mảng mỡ này dày lên và làm cho đường kính các động mạch hẹp lại. Dòng máu có chứa ôxy, lưu thông chậm lại khiến các cơ quan kém được nuôi dưỡng có thể bị thương tổn khi làm việc quá sức từ đó gây cơn đau ngực, cơn đau thắt vùng ngực. Và khi những cục đông hình thành sẽ làm biến động mạch và gây ra chứng nhồi máu.

Muốn đề phòng bệnh phải nhờ bác sĩ định lượng tỷ lệ Cholesterol, mặc dù bạn xác định là chỉ ăn toàn thức ăn lành. Nếu tỷ lệ dưới 2gr, bạn yên lòng, trên 2,5gr bạn phải thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và đôi khi phải dùng thuốc.

Kiểm tra huyết áp

 


Chứng tăng huyết áp động mạch tạo thuận lợi cho cặn mỡ bám vào thành các động mạch, nhưng nó cũng buộc các quả tim làm việc nhiều hơn nên dễ bị mệt và gây ra suy tim. Để bảo vệ tim mình, từ 30-40 tuổi (từ khi có vấn đề đặc biệt) bạn phải nhờ kiểm tra huyết áp động mạch mỗi năm một lần. Trường hợp huyết áp lên quá cao phải lập tức nhờ bác sĩ điều trị.

Ngưng hút thuốc lá
Các thành phần của khói thuốc lá là một mối nguy hại cho các mạch máu và tim. Chất nicotin làm cho nhịp đập trái tim nhanh hơn nâng cao huyết áp động mạch, tạo thuận lợi cho cặn mỡ bám vào thành động mạch và hình thành những cục máu đông.

Về phần ôxyt Cacbon, nó cũng tạo thuận lợi cho chất cặn Cholesterol bám vào thành động mạch và tranh chỗ của một phần khí ô xy do máu vận chuyển và vì thể giảm độ ôxy hoá của các mô. Thuốc lá được xem là dã đe doạ tất cả các động mạch: động mạch vành (với nguy cơ chứng nhồi máu), động mạch cẳng chân (nguy cơ bị viêm) và động mạch não (thương tổn gây chứng liệt).

Ăn uống tốt hơn
 Cách ăn uống "tốt hơn vì trái tim" không nhất thiết là phải hạn chế hay nhịn ăn. Chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống thay đổi và thăng bằng, giảm lượng calo trong trường hợp tăng cân để làm tránh mệt tim. Hạn chế dùng mỡ động vật và dùng tối đa dầu thực vật.

Thực hành một môn thể thao
Trái tim là một cơ bắp cần được luyện tập đều đặn để co bóp tốt. Nếu không, sự co bóp kém, tim sẽ thu về và chuyển đi lượng máu thấp, cung cấp được ít ô xy cho các mô. Tuỳ theo tuổi tác và hình dáng để bác sĩ có thể chọn cho bạn một loại thể thao thích hợp. Và hãy nhớ hãy tập 2-3 lần mỗi tuần và suốt cả năm.

Thu Lan (theo F.A)

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.