Các nước tham gia EAS đánh giá cao vai trò Chủ tịch của Việt Nam

Thủ tướng chủ trì hội nghị.
Thủ tướng chủ trì hội nghị.
(PLVN) - Các nước đều phát biểu đánh giá cao Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và EAS lần thứ 15, đã thành công trong điều phối các nỗ lực chung, vừa tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh, vừa ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19. 

Tối 14/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trực tuyến với sự  tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, các nước tham gia EAS (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Mỹ) và Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass được mời trình bày về nỗ lực ứng phó dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững toàn cầu. 

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và tầm vóc của EAS. Với ASEAN ở vị trí trung tâm, lấy đối thoại, hợp tác làm phương châm, sau 15 năm, EAS là diễn đàn chiến lược hàng đầu khu vực, là nơi các Nhà Lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực. 

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, với 4,6 tỷ dân, tổng GDP hơn 51,6 ngàn tỷ USD, EAS đã tạo ra khuôn khổ phù hợp cho các nước chia sẻ các quan tâm chung, đối thoại về mọi vấn đề và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. 

Bên cạnh đó, EAS cũng góp phần xây dựng cách tiếp cận chung về các vấn đề đang nổi lên, đó là thượng tôn pháp luật, đối thoại chân thành, hợp tác thực chất vì hòa bình và ổn định lâu dài, thịnh vượng bền vững trong khu vực.

Các nước đều phát biểu đánh giá cao Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và EAS lần thứ 15, đã thành công trong điều phối các nỗ lực chung, vừa tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh, vừa ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19. 

Các nước cũng đánh giá cao các sáng kiến của ASEAN về tăng cường hợp tác ứng phó dịch Covid-19, nhất là Quỹ ứng phó Covid-19 và Kho dự phòng vật tư y tế khu vực. Một số đối tác đề cập đến những hỗ trợ cụ thể của mình cho ASEAN trong kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tổng thể.

Các nước nhất trí cần nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng, sẵn sàng ứng phó với các thách thức y tế tương lai, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Đồng thời cũng cần hợp tác nghiên cứu và sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị Covid-19 an toàn, hiệu quả, chi phí hơp lý. Các nước đề cao chia sẻ, ứng dụng công nghệ mới chống đại dịch thành công và phục hồi bền vững. 

Phát huy những thành tựu đạt được trong 15 năm, Lãnh đạo các nước EAS nhất trí phối hợp xây dựng định hướng cho EAS phát triển, đóng góp cho đối thoại và hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng và ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực. 

Lãnh đạo các nước dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế. Các nước nhấn mạnh nhu cầu bảo đảm môi trường thuận lợi để kiểm soát dịch bệnh. 

Trên cơ sở đó, các nước nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, đồng thời kêu gọi kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các khác biệt, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển. 

Các nước ghi nhận nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đánh giá của Lãnh đạo các nước về tầm quan trọng trong xây dựng văn hóa đối thoại và hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực. 

Thủ tướng nhấn mạnh trong môi trường thế giới chuyển biến nhanh và phức tạp hiện nay, EAS cần phát huy vai trò của mình là diễn đàn hàng đầu trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác tạo dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, biến thách thức thành cơ hội, hóa giải khó khăn, chuyển đối đầu thành hợp tác, từ đó đóng góp định hình cấu trúc đa phương quốc tế hiệu quả có khả năng ứng phó hữu hiệu với các thách thức của khu vực và toàn cầu. 

Nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của biển và đại dương với không gian phát triển của các quốc gia, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy hơn nữa hợp tác biển, lĩnh vực ưu tiên của EAS thông qua sử dụng bền vững và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, ngăn ngừa ô nhiễm và rác thải biển, dự phòng và ứng phó thiên tai cũng như kết nối biển.

Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông đề cập trong các  Tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN 36 (tháng 6/2020) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 ( tháng 9/2020). 

Thủ tướng nhấn mạnh mọi hành vi trên biển của các quốc gia cần phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, khuôn khổ xác định các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của các bên. 

Kết thúc Hội nghị, Lãnh đạo các nước thông qua các văn kiện gồm Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 15 năm thành lập EAS, Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Hợp tác biển bền vững; Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Hợp tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực ổn định; Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Tăng cường năng lực chung của khu vực ngăn ngừa và ứng phó dịch bệnh; và Tuyên bố của Lãnh đạo EAS về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.