Các nước đánh giá cao Việt Nam nỗ lực dẫn dắt Cộng đồng vượt qua thách thức

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị.
(PLVN) - Các nước đánh giá cao Việt Nam nỗ lực dẫn dắt Cộng đồng vượt qua thách thức, duy trì hợp tác, triển khai đầy đủ, hiệu quả và thực chất theo lộ trình đề ra các ưu tiên sáng kiến Năm ASEAN 2020.

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, sáng 9/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 27. 

Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, các quan chức cao cấp ASEAN của 3 trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh, Kinh tế ASEAN và Văn hoá – Xã hội, và Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của các nước tại ASEAN cùng dự. 

Các nước đánh giá cao Việt Nam nỗ lực dẫn dắt Cộng đồng vượt qua thách thức, duy trì hợp tác, triển khai đầy đủ, hiệu quả và thực chất theo lộ trình đề ra các ưu tiên sáng kiến Năm ASEAN 2020. 

Trong đó có công tác đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 được thực hiện ở cả 3 Cộng đồng. 

Các Bộ trưởng thống nhất cần có cách tiếp cận toàn diện, hiệu quả trong thực thi, đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, kiểm điểm triển khai Hiến chương ASEAN, tăng cường bản sắc và nhận thức Cộng đồng, lấy đó làm cơ sở cho xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2025.

Các Bộ trưởng đã nghe báo cáo của Chủ tịch Nhóm công tác liên ngành của Hội đồng Điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) về ứng phó chung của ASEAN đối với đại dịch COVID-19 do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia ASEAN 2020 - trình bày. 

Các Bộ trưởng Ngoại giao đánh giá cao vai trò của Nhóm công tác liên ngành trong điều phối ứng phó COVID-19, coi đây là những hành động thiết thực, kịp thời trong nỗ lực chung kiểm soát và phục hồi tổng thể sau dịch bệnh.

Chủ trì Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Bộ trưởng Ngoại giao các nước xem xét các báo cáo và đề xuất của Chủ tịch Nhóm Công tác. 

Thay mặt Hội nghị, Phó Thủ tướng chỉ đạo Nhóm Công tác tích cực triển khai các sáng kiến và thỏa thuận đề ra, báo cáo kết quả với Lãnh đạo tại Cấp cao ASEAN 37 (tháng 11/2020).

Tiếp theo Hội nghị ACC 27, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Phiên họp đặc biệt của ACC về phát triển tiểu vùng. Đây là lần đầu tiên ACC có phiên họp riêng về nội dung này. 

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã đọc tham luận.

Chủ tịch ADB đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam, lồng ghép phát triển tiểu vùng với phát triển của ASEAN. 

Coi đây là nguồn bổ trợ quan trọng cho quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, Chủ tịch ADB khẳng định sáng kiến này đồng thời là một đóng góp cho các nỗ lực phục hồi của ASEAN sau COVID-19. 

Về phần mình, Chủ tịch ERIA cho rằng ASEAN phát huy vai trò trung tâm, là hạt nhân lãnh đạo trong kết nối, phát triển các tiểu vùng trong khu vực như Mekong, Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN Brunei-Indonesia-Malaysi-Philippines (BIMP-EAGA) và Tam giác Tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Thái Lan (IMT-GT). Chủ tịch ERIA cho rằng tiểu vùng Mekong có thể là hình mẫu cho phát triển tiểu vùng trong ASEAN trong quá trình hợp tác vì phát triển và thịnh vượng bền vững của khu vực.

Các Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu nhất trí với những đánh giá về các thách thức mà các tiểu vùng trong khu vực đang phải đối mặt như khoảng cách phát triển, nghèo đói, an ninh lương thực-nguồn nước-năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. 

Trong bối cảnh đó, các nước cho rằng ASEAN cần tập trung vào các khía cạnh khác nhau của phát triển tiểu vùng như thúc đẩy kết nối khu vực, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác công tư (PPP), tái định hình chuỗi cung ứng khu vực, và tận dụng tốt hơn thành quả của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế số… 

Các Ngoại trưởng đồng thời khẳng định các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng cần bám sát nguyên tắc, mục tiêu và ưu tiên của ASEAN. 

Từ đó các nước cần đề cao đoàn kết, chủ động thích ứng, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, tận dụng mọi nguồn lực để bảo đảm phát triển bền vững, đồng đều trong khu vực. 

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò của hợp tác tiểu vùng trong phát triển của khu vực, Phó Thủ tướng nhấn mạnh thông qua đoàn kết, hợp tác, và tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” ASEAN đã thành công và đã đến lúc có vai trò lớn hơn, điều phối và hỗ trợ quá trình phát triển tiểu vùng trong khu vực. 

Kết thúc Hội nghị, thay mặt ACC, Phó Thủ tướng giao các quan chức cấp cao ASEAN phối hợp với Ban Thư ký ASEAN xây dựng các khuyến nghị phù hợp, trình Cấp cao ASEAN 37 cho chỉ đạo./. 

Đọc thêm

Dự kiến thí điểm nhà ở thương mại qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông gây nguy hiểm: Cần nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý nghiêm từ hành vi vi phạm nhỏ nhất. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với các Bộ, ngành và 15 tỉnh, thành phố về hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường.
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 6/11 ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 9 đến ngày 12/11; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 5/11, trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục thể chế hóa cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.