Các nhà phát triển Sputnik V của Nga kêu gọi AstraZeneca thử kết hợp vắc-xin

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Các nhà phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 có tên Sputnik V cho biết hôm 26/11 rằng AstraZeneca nên cố gắng kết hợp vắc-xin thử nghiệm của mình với vắc-xin của Nga để tăng hiệu quả, theo Reuters.

Nga cho biết vắc-xin Sputnik V của họ, theo kết quả thử nghiệm tạm thời, có hiệu quả 92% trong việc bảo vệ mọi người khỏi Covid-19, trong khi AstraZeneca cho biết vắc-xin ngừa Covid-19 của họ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh trung bình 70%, và có thể lên tới 90%.

"Nếu công ty tiến hành các thử nghiệm lâm sàng mới, chúng tôi đề xuất nên thử một phác đồ kết hợp giữa mũi tiêm AstraZeneca với Sputnik V - dựa trên virus adenovirus ở người, để tăng hiệu quả. Việc kết hợp có thể rất quan trọng đối với việc tái chủng ngừa", các nhà phát triển vắc-xin của Nga viết trên Twitter của họ.

Vắc-xin phát triển ở Anh được coi là một trong những hy vọng tốt nhất cho nhiều nước đang phát triển do chi phí thấp hơn và khả năng vận chuyển ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường. AstraZeneca cho biết họ sẽ nhận được 200 triệu liều vắc-xin vào cuối năm 2020.

AstraZeneca có thể tiến hành một giai đoạn thử nghiệm tiếp theo ở các quốc gia khác nhau để đánh giá hiệu quả của vắc-xin, giám đốc điều hành Pascal Sorio nói với Bloomberg News sau khi có câu hỏi về nghiên cứu mới nhất của ông.

Với 2.187.990 người nhiễm, Nga là quốc gia thứ tư trên thế giới có số ca nhiễm Covid-19 lớn, sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.