Các Hồng y bầu tân Giáo hoàng

Ngày 12/3, các Hồng y  đã có mặt tại thành phố Rome của Italia để chuẩn bị bầu tân Giáo hoàng. Hiện chưa có ai thực sự dẫn đầu cho cuộc đua vào cương vị người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.

Ngày 12/3, các Hồng y  đã có mặt tại thành phố Rome của Italia để chuẩn bị bầu tân Giáo hoàng. Hiện chưa có ai thực sự dẫn đầu cho cuộc đua vào cương vị người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.

Các Hồng y chuẩn bị bước vào cuộc bầu chọn tân Giáo hoàng. Ảnh: Internet
Các Hồng y chuẩn bị bước vào cuộc bầu chọn tân Giáo hoàng. Ảnh: Internet

115 Hồng y, tất cả đều dưới 80 tuổi, tham dự một thánh lễ đặc biệt vào buổi sáng. Mật nghị Hồng y để bầu ra người kế nhiệm Giáo hoàng Benedict XVI sẽ bắt đầu tại Nhà nguyện Sistine lúc 15g45 (giờ GMT) ngày 12/3. Sau khi các Hồng y tuyên thệ giữ bí mật, Đức ông Guido Marini – người dẫn chương trình - sẽ hô lớn: “Extra omnes” – có nghĩa là “Tất cả mọi người ra ngoài” – và cánh cửa Nhà nguyện sẽ đóng lại.

Các Hồng y sau đó sẽ bỏ phiếu 4 lần một ngày, cho tới khi 2/3 số họ thống nhất về một ứng viên. Lúc đó, làn khói bay lên từ ống khói nhà nguyện sẽ có màu trắng, báo hiệu La Mã đã có Giáo hoàng thứ 266.

Năm 2005, Hồng y Joseph Ratzinger được cho là ứng viên tiềm năng nhất và sau đó đã trở thành Giáo hoàng sau chỉ 4 lần bỏ phiếu. Tuy nhiên, cuộc bầu chọn lần này dự kiến sẽ mất nhiều thời gian hơn bởi sau 10 hội nghị mở của các Hồng y, vẫn chưa có ai thực sự dẫn đầu cuộc đua.

Giáo hoàng Benedict XVI đã từ chức hôm 28/2 vì lý do sức khỏe sau 8 năm làm Giáo hoàng. Đây là cũng là Giáo hoàng đầu tiên trong 6 thế kỷ qua từ chức.

Tuệ Minh (Theo báo nước ngoài)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.