Các Chương trình mục tiêu quốc gia: Đề xuất thí điểm cấp huyện được chuyển nguồn vốn

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn 1 địa phương cấp huyện để thí điểm “trộn” 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về nguồn vốn, và nếu nguồn vốn sự nghiệp dùng không hết thì có thể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển.

Không ưu tiên giải ngân nguồn vốn bằng mọi giá

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều nay, 30/10, Quốc hội (QH) tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các CTMTQG.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Vũ Xuân Hùng (đoàn Thanh Hóa) đánh giá cao công tác triển khai thực hiện ba CTMTQG, sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương.

Nhấn mạnh một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, đại biểu cho biết, Ban chỉ đạo của 3 CTMTQG đã được kiện toàn nhưng cơ chế vận hành chưa nhịp nhàng và thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan. Mô hình bộ máy giúp việc không thống nhất, mỗi địa phương mỗi kiểu khác nhau, có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm.

Bên cạnh đó khối lượng văn bản hướng dẫn quá nhiều, còn tình trạng chậm phân bổ vốn, phân bổ không đúng đối tượng, việc giao vốn sự nghiệp bất cập. Tiến độ giải ngân vốn của 3 Chương trình rất chậm, đến nay mới đạt được dưới 50%, đặc biệt là vốn sự nghiệp đạt rất thấp…

Đại biểu cho rằng, với những khó khăn cả về thể chế và về con người, nếu không có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù, khả năng thực hiện mục tiêu cả giai đoạn 2021 -2025 rất khó khăn. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình, đại biểu đề nghị cần có nghị quyết đặc thù để phân cấp, phân quyền và có có chế như Chính phủ đề xuất để giải ngân vốn đầu tư nhanh.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, tỷ lệ đối ứng của CTMTQG xây dựng nông thôn mới cao, trong khi nguồn thu ngân sách một số địa phương còn hạn chế nên địa phương gặp khó khăn trong việc cân đối ngân sách để đảm bảo đối ứng theo quy định.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi theo hướng giảm tỷ lệ đối ứng đối với các tỉnh nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách trung ương để tỉnh có thể cân đối được nguồn vốn của địa phương mà không mất đi nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới cơ chế phân cấp trao quyền cho địa phương cần thực chất hơn, hiệu quả hơn, rõ về nội dung và phương thức trong việc tổ chức triển khai thực hiện để đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các CTMTQG.

Song, đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng, việc thực hiện các CTMTQG đã chậm nhưng chúng ta cần kiên định với mục tiêu và nguyên tắc trọng tâm với cách làm mới, không đánh đổi, ưu tiên giải ngân nguồn vốn bằng mọi giá để dẫn tới lãng phí, sai sót và kém hiệu quả.

Đề xuất chọn mỗi tỉnh 1 huyện để thí điểm phân cấp

Tại phiên họp, lãnh đạo các Bộ, cơ quan đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu QH nêu. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thừa nhận, sự phối hợp trên - dưới, ngang - dọc trong triển khai các Chương trình còn chưa chặt chẽ. Do đó, còn nhiều việc tháo gỡ.

Theo ông Lê Minh Hoan, đề xuất xem xét lại cơ chế ủy quyền, phân cấp, nhất là về nguồn vốn cho cấp huyện cho cả 3 Chương trình là một giải pháp khả thi trong bối cảnh hiện nay. Bộ trưởng nhấn mạnh, bên cạnh mục tiêu giải ngân, phải đảm bảo được các chỉ tiêu đưa ra để có được nông thôn mới phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, đến nay, CTMTQG giảm nghèo bền vững không còn chính sách cho không mà đã chuyển hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện. Thời gian qua, nhiều địa phương có hàng trăm hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, chủ động nhường quyền lợi cho người khác. Đây là điều cần được biểu dương

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng nhấn mạnh, cả 3 Chương trình đang phải ban hành quá nhiều văn bản, bình quân một Chương trình phải ban hành tới 60, 70 văn bản. “Dù không muốn nhưng vẫn phải ban hành vì thực hiện quy định của pháp luật”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận, qua thực tiễn triển khai cho thấy, việc phân cấp, phân quyền thời gian qua chưa rõ, chưa đến nơi đến chốn. “Dưới thì chờ trên, trên bảo dưới cứ làm nhưng dưới sợ nên có câu chuyện thông tư của Bộ đã hướng dẫn rồi nhưng dưới vẫn đề nghị “hướng dẫn của hướng dẫn””, Bộ trưởng cho biết.

Ngoài ra, việc phân bổ các dự án nhỏ lẻ, manh mún, dàn trải quá nhiều; trung ương giao vốn chi tiết đến từng dự án nên việc triển khai chậm, không tự điều chỉnh được nếu không báo cáo cấp có thẩm quyền khi phát hiện những điều không phù hợp.

Để tháo gỡ khó khăn, ông Đào Ngọc Dung đề nghị, trước mắt, trong Nghị quyết về giám sát, QH nên cho phép thí điểm trao quyền trọn gói cho cấp huyện được chủ động quyết định điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ các Chương trình và giữa các Chương trình với nhau; trong đó mỗi tỉnh chọn 1,2 huyện làm thí điểm.

Phát biểu tại phiên họp, nhấn mạnh về vấn đề phân cấp được nhiều đại biểu đề cập, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, từ đầu năm đến nay, tất cả các sửa đổi văn bản có liên quan đều tuân thủ nguyên tắc này và đã đem lại kết quả.

“Tới đây, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn 1 địa phương cấp huyện để thí điểm “trộn” 3 CTMTQG về nguồn vốn, và nếu nguồn vốn sự nghiệp dùng không hết thì có thể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây là giải pháp tháo gỡ nút thắt lớn”, Phó Thủ tướng nói.

Lý giải, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, việc này xung đột trực diện với Luật Ngân sách và Luật Đầu tư nên phải thí điểm và việc chọn mỗi tỉnh 1 huyện để áp dụng là vừa phải.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.