Ca khúc bất hủ Làng tôi và lời hẹn ước trước ngày cưới

Trong hoài niệm của bà Ngiêm Thúy Băng ( vợ nhạc sỹ Văn Cao) - năm nay đã 83 tuổi thì: “Làng tôi” ra đời là một mùa thu không bao giờ quên được. Mùa thu ấy là mùa của cốm, của hồng, của những buồng chuối trứng cuốc ửng vàng, hoa hoàng lan thơm ngát rụng đầy dưới các gốc cây và gió thu thoang thoảng mát làm xao xuyến những trái tim thiếu nữ…

Trong hoài niệm của bà Ngiêm Thúy Băng ( vợ nhạc sỹ Văn Cao) - năm nay đã 83 tuổi thì: “Làng tôi” ra đời là một mùa thu không bao giờ quên được. Mùa thu ấy là mùa của cốm, của hồng, của những buồng chuối trứng cuốc ửng vàng, hoa hoàng lan thơm ngát rụng đầy dưới các gốc cây và gió thu thoang thoảng mát làm xao xuyến những trái tim thiếu nữ…

Giai nhân một thưở

Bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những giai nhân nổi tiếng ở Hà Nội thập niên 50-60 của thế kỉ trước. Bà là con gái của ông Nghiêm Xuân Huyến - chủ nhà in Rạng Đông, chủ bút báo Bắc Kỳ thể thao (1939 - 1940), báo Con Ong (1941-1942). Trong kí ức của bà Nghiêm Thúy Băng- nguyên mẫu cho nhiều sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao, mùa thu mà điệu valse “Làng tôi” ra đời là một mùa thu không bao giờ quên được, đó là những ngày họ chuẩn bị cho đám cưới và chàng nhạc sỹ “vui duyên mới không quên nhiệm vụ”…

Nhạc sỹ Văn Cao vẽ bà Nghiêm Thúy Băng thời trẻ
Nhạc sỹ Văn Cao vẽ bà Nghiêm Thúy Băng thời trẻ

Chàng nhạc sỹ tài hoa và cô tiểu thư khuê các gặp nhau trong một sự tình cờ. Cô gái 17 tuổi, hàng ngày ngoài giờ học vẫn đứng bán sách ở quầy sách nhỏ của gia đình, lần đầu tiên nhìn thấy chàng nhạc sĩ đến in bài hát ở xưởng in nhà mình. Ngày đó, Thúy Băng đã nghe  Thiên Thai, Suối mơ, và không nghĩ có lúc lại được gặp chàng nhạc sĩ tài hoa mà mình từng ngưỡng mộ ấy.

Những ấn tượng về Văn Cao đã làm trái tim Thúy Băng lần đầu tiên đập những nhịp đập khác thường. Ông Nguyễn Thành Lê, một người bạn của anh trai Thúy Băng, như thấy duyên kỳ ngộ của đôi trai tài gái sắc nên đứng ra làm mai mối. Nhạc sĩ Văn Cao hơn Thúy Băng đến 7 tuổi, ngày đó, gia đình Thúy Băng còn sợ biết đâu Văn Cao có vợ ở quê nên cho người về tìm hiểu. Nhưng khoảng cách về tuổi tác không hề làm họ xa nhau. Nàng tiểu thư của chủ xưởng in Rạng Đông đã kết duyên cùng nhạc sĩ tài danh Văn Cao sau đó một năm.

“Để anh đàn và hát cho em nghe nhé”

Chú rể Văn Cao tất bật sửa soạn. Anh đến các nhà xuất bản lấy nhuận bút. Anh nhờ gia đình cụ Lễ đặt cho đủ số bánh chưng, bánh dầy, mua chè cau giúp. Lễ ăn hỏi được tổ chức ngay tại làng Cự Đà thuộc huyện Thanh Oai (Hà Tây cũ), quê ngoại nhà gái. Hà Nội đã nổ súng đêm 16 tháng Chạp năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Người Hà Nội kéo về Cự Đà ngày một đông hơn, trong đó có cả các cơ quan đoàn thể. Văn Cao bận nhiều việc. Gia tài anh mang theo, ngoài mấy bộ quần áo còn có cây đàn ghi ta. Anh phải lo cho việc ra báo, lo minh họa bài vở cho trang văn nghệ của báo Độc Lập. Các văn nghệ sĩ cũng đã lên đường kháng chiến như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Huy Tưởng....

c
Vợ chồng nhạc sỹ Văn Cao

Ở Cự Đà ít ngày, Thúy Băng cùng với gia đình tản cư về Lưu Xá, huyện Chương Mỹ. Lưu Xá là một làng quê nghèo, yên tĩnh, nằm bên một dòng sông nước trong veo, đầy ắp. Bến sông lúc nào cũng có vài con thuyền neo đậu. Vùng này khi trước cũng là cơ sở cách mạng. Văn Cao rất mê dòng sông này. Anh đã có vài ngày theo gia đình thuyền chài lênh đênh trên sông. Con sông thật thơ mộng, thật êm ả đối với nghệ sĩ. Bên kia sông là ngôi nhà thờ nhỏ xinh xắn, cứ khoảng 5h30 sáng, tiếng chuông nhà thờ lại thánh thót vang lên. Bên dòng sông hiền hòa, bóng thuyền chài và các giáo dân, nam cũng như nữ, áo dài đen hay áo nâu, vẻ

20 bài hát hay nhất viết về làng quê

 Cùng với Làng tôi cũng với nhịp valse, Văn Cao còn vẽ ra một bức tranh âm thanh về một ngày mùa thời kháng chiến vừa lãng mạn vừa cao diệu với Ngày mùa. Sức sống, sức thuyết phục của Làng tôi và Ngày mùa đã khiến cho hai bài hát trên đã được nhiều người ưa thanh bình chọn vào 20 bài hát hay nhất viết về nông thôn Việt Nam trong cuộc bình chọn do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khởi xướng nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Canh Nông.

Những bài hát khác được bình chọn cùng Làng tôi và Ngày mùa là: Lên ngàn (Hoàng Việt), Bài ca người thợ rừng (Phạm Tuyên), Đường cày đảm đang (An Chung), Những cô gái quan họ, Về quê (Phó Đức Phương), Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý), Tiếng chày trên sóc Bom Bo (Xuân Hồng), Hạt gạo làng ta (Trần Viết Bính - Trần Đăng Khoa), Hát về cây lúa hôm nay, Tình yêu của đất và nước (Hoàng Vân), Con kênh ta đào (Phạm Tuyên), Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (Nguyễn Văn Tý), Tình đất đỏ miền Đông (Trần Long Ẩn), Làng quan họ quê tôi (Nguyễn trọng Tạo), Tình cây và đất (Tô Thanh Tùng), Mùa xuân làng lúa làng hoa (Ngọc Khuê), Tình ta biển bạc đồng xanh (Hoàng Sông Hương), Khúc hát sông quê (Nguyễn Trọng Tạo – Lê Huy Mậu).

Nhưng ở đây ít lâu, thôn xóm cũng nhuốm màu không khí chiến tranh. Người dân cũng nhộn nhịp lo xây làng kháng chiến. Người ta đào hào, đắp lũy, đào hầm bí mật, thanh niên trai tráng vào đội tự vệ, vào du kích tập tành khuya sớm. Tết năm 1947, bên chiếc đài bán dẫn, Văn Cao nghe Bác Hồ đọc bài thơ chúc Tết: “Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió / Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông...”. Văn Cao suy nghĩ về thơ chúc Tết của Bác và cảm xúc cứ từ từ dâng lên trong anh: “Anh sẽ làm một bài hát gì đó cho ngôi làng thơ mộng, bình dị này”, anh nói với vợ sắp cưới lúc bấy giờ.

Lễ cưới Văn Cao - Thúy Băng được tổ chức đơn giản tại thôn Lưu Xá. Thúy Băng cũng tạm biệt cuộc sống phồn hoa, nhung lụa để làm vợ một người nghệ sĩ cách mạng. Cô tự hứa sẽ chăm sóc anh để anh có thời gian sáng tác. Cuộc kháng chiến sẽ còn gian khổ nhiều mà sức khỏe của anh lại yếu. Thúy Băng cũng dần dần quen với cuộc sống thôn quê. Cô mua những vuông lụa đen Hà Đông về may quần, cắt những chiếc áo dài, lòa xòa, tha thướt thành áo ngắn.

Khi Trung đoàn Thủ đô đã rút khỏi Hà Nội, giặc Pháp bắt đầu đánh ra vùng ngoại thành. Chúng đi đến các làng quê càn quét, đốt phá. Ngay cả nhà thờ là nơi thiêng liêng nhất, chúng cũng không từ.

Vào ngồi ở một góc tĩnh nhất của nhà thờ, Văn Cao thả hồn cho cảm hứng cứ mỗi lúc một dâng lên yêu thương, chan chứa và những giai điệu đầu tiên của bài “Làng tôi” đã đến với anh: “Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung...”. Bài hát vừa làm xong, Văn Cao vui vẻ nói với vợ: “Anh đã làm xong bài hát hôm nào anh đã nói với em rồi đó, để anh đàn và hát cho em nghe nhé”.

Trong căn phòng ấm cúng, những âm thanh, những lời ca tuyệt vời ấy theo tiếng đàn cứ vang lên. Thúy Băng cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Cô là người đầu tiên được thưởng thức bài ca ấy. Cô tựa đầu vào vai chồng, nắm chặt bàn tay anh, âu yếm: “Bài “Làng tôi” hay quá, anh ạ, chắc dân làng thích lắm”.

Và từ phút giây đó, ca khúc bất hủ Làng tôi đã trở thành nỗi niềm của bao tâm hồn người Việt bởi giai điệu dập dìu tuyệt đẹp về làng quê Việt Nam- bài hát ấy đã đi cùng năm tháng…

N. Thương ( ghi theo lời kể của bà Nghiêm Thúy Băng)

Đọc thêm

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.