Buôn bán động vật hoang dã vẫn nhức nhối ở Ấn Độ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã đang gia tăng mạnh ở Ấn Độ, bất chấp những nỗ lực nâng cao nhận thức và trấn áp tội phạm ở nước này. 

Chỉ ít lâu sau khi Ấn Độ kết thúc “Tuần lễ động vật hoang dã” thường niên kéo dài từ ngày 2-8/10, dư luận nước này đã dậy sóng vì phiên xét xử nhóm người bị cáo buộc đã vận chuyển các phần cơ thể của 125 con hổ và 1.200 con báo. Các nhà hoạt động vì động vật tại Ấn Độ đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ trước việc nhóm tội phạm chỉ phải nhận mức án 4 năm tù giam – hình phạt được cho là quá nhẹ so với mức độ phạm tội mà họ đã gây ra. 

Vụ việc cũng đã một lần nữa dấy lên cuộc tranh luận về nạn buôn bán bất hợp pháp động vật và các loài chim tràn lan ở Ấn Độ. Hồi đầu năm, giới chức Ấn Độ trong một cuộc đột kích vào nhà của một đại tá về hưu và con trai của ông ta đã phát hiện 117kg thịt bò xanh, da báo, ngà voi, sừng hươu, sừng nai, gạc hươu và sọ hươu. Đến tháng 8 vừa qua, một lô hàng lớn các bộ phận cơ thể động vật đã bị thu giữ ở bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ. Trong số các vật phẩm bị thu giữ có 43 chiếc đầu hươu có gạc, 2 tấm da báo, 1 chiếc đầu gấu…

Theo các nghiên cứu, hơn 200 loại chim ở Ấn Độ đang bị buôn bán nhằm các mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm làm cảnh, làm thuốc và triển lãm. Những con tê giác hiện cũng đã được đưa vào danh sách các loài nguy cấp do việc buôn bán sừng tê giác.

“Mỗi chiếc sừng tê giác ở Ấn Độ có giá khoảng 300.000 rupee và có giá cao hơn ít nhất 30% trên thị trường quốc tế. Nhu cầu thịt và xương tê giác để làm thuốc ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng rất lớn”, ông Vivek Johri, Giám đốc cấp cao Sở Rừng và động vật hoang dã ở New Delhi cho hay.

Giá của các mặt hàng này đã tăng mạnh thời gian qua. “Giá của một kg ngà voi đã tăng từ 750 USD năm 2010 lên thành 2.100 USD chỉ sau 4 năm. Sừng tê giác hiện cũng được bán với giá khoảng 2.900 USD”, ông cho biết. 

Cuốn sách có tên Môi trường của Ấn Độ năm 2017 cho biết số vụ phạm tội săn bắt và buôn bán động vật hoang dã ở nước này đã tăng 52% trong giai đoạn 2014-2016 với hơn 30.382 vụ phạm tội liên quan đến động vật hoang dã đã được ghi nhận đến ngày 31/12/2016. Số loài động vật hoang dã bị săn bắt hay buôn bán bất hợp pháp ở Ấn Độ tỉ lệ thuận với số vụ việc, từ 400 của năm 2014 lên thành 465 loài trong năm 2016. Trong đó, số hổ bị săn bắt năm 2016 là 50 con, là mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.

“Những vụ thu giữ gần đây đã cho thấy tình trạng buôn bán động vật hoang dã có quy mô lớn và phạm vi quốc tế ở Ấn Độ. Nó cũng cho thấy có những đường dây tội phạm phức tạp và có tổ chức tham gia vào hoạt động này”, ông Raja Lakshman, một nhà bảo tồn động vật hoang dã cho biết. 

Những vụ việc nói trên diễn ra bất chấp việc Ấn Độ được đánh giá là có hệ thống pháp luật và khuôn khổ chính sách chặt chẽ để điều chỉnh và hạn chế tình trạng buôn bán động vật hoang dã. Hiện nay, luật pháp nước này cấm buôn bán hơn 1.800 loại động vật, cây cối và các sản phẩm có nguồn gốc hoang dã.

Luật Hình sự và Luật ngăn chặn hành vi đối xử tàn bạo với động vật của Ấn Độ cũng bao gồm các điều khoản phạt tù những người gây nguy hiểm tới động vật hoang dã. Ấn Độ cũng là thành viên của Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) từ năm 1976. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến tình trạng buôn bán động vật hoang dã ở Ấn Độ vẫn tồn tại do nước này có đường biên giới trên bộ dài. Ngoài ra, trong quá trình thực thi pháp luật về chống buôn bán động vật hoang dã ở nước này cũng còn nhiều điểm nghẽn. Các chuyên gia cho rằng thách thức lớn nhất với Ấn Độ là thực thi pháp luật do tình trạng thiếu nhân viên trong các cơ quan giám sát. Việc thiếu ý chí chính trị và tình trạng quản trị  kém cũng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. 

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại cuộc họp.

Hoạt động mới của Tổng thống Ukraine Zelensky

(PLVN) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/3 đã gặp phái đoàn của nhóm Đổi mới châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu do Chủ tịch nhóm Valérie Hayer đứng đầu, tờ Ukrinform dẫn thông tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.