’Bứng’ cây bồ đề đường 19/12 là coi thường lịch sử

Nhiều ý kiến cho rằng, việc di dời cây Bồ đề và bàn thờ liệt sỹ đường 19/12, nơi nhiều chiến sỹ chống thực dân Pháp ngã xuống, là coi thường lịch sử, coi thường dư luận…

Những ngày này, người dân Hà Nội, đặc biệt người dân phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm vô cùng bức xúc trước việc cây Bồ đề cổ thụ trống tại đường 12/9 bị bứng đi nơi khác. Nhiều ý kiến cho rằng, cây Bồ đề này là một phần của di tích 19/12 – nơi nhiều chiến sỹ chống thực dân Pháp ngã xuống và nằm tại đây, nên việc bứng cây Bồ đề là sự coi thường lịch sử…

Dư luận từng lên tiếng

Liên quan đến vấn đề này, Báo Pháp Luật Việt Nam từng có bài nêu việc Di tích 19/12 (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị xâm hại và phản ánh sự bức xúc của người dân địa phương.

Cây bồ đề khi chư bị "bứng" (trái), nay chỉ còn khoảng đất trống được quây kín tôn (phải).
Cây bồ đề khi chư bị "bứng" (trái), nay chỉ còn khoảng đất trống được quây kín tôn (phải).

Nơi này vốn là khu chợ tạm mang tên 19/12. Sau đó, một doanh nghiệp định đầu tư xây khu thương mại cao tầng tại đây. Tuy nhiên, trước sự phản ứng của dư luận, khu thương mại không thể thực hiện. Khi giải phóng khu chợ tạm, phát hiện nhiều hài cốt của chiến sỹ năm xưa, các cơ quan chức năng đã di chuyển hài cốt và con đường 19/12. Tại đây, ngoài cây bồ đề cổ thụ, một bàn thờ tưởng niệm được lập.


Tuy nhiên, sát con đường này xuất hiện một công trình xây dựng của Công ty TNHH Thủ đô II có trụ sở tại 49, Phùng Hưng làm chủ đầu tư. Bàn thờ và cây bồ đề bị quây kín bằng tôn, bồn hoa tiểu cảnh và khu bàn thờ, cây bồ đề bị xâm phạm khiến người dân nơi đây vô cùng bức xúc và nhiều cơ quan báo chí đã vào cuộc, có bài phản ánh.

 Những tưởng ý kiến của các cơ quan báo chí sẽ được chủ đầu tư và cơ quan chức năng TP Hà Nội tiếp thu và chỉnh sửa. Vậy nhưng, công trình này  vẫn “lấn tới” và cây bồ đề cùng bàn thờ tưởng niệm đã bị di chuyển.

’Xin các cơ quan chức năng hãy vào cuộc...’

 Cây bồ đề cổ thụ gắn với địa điểm tâm linh khu chợ 19/12 đã được Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội liệt vào hạng cây cổ thụ cần được bảo tồn, cấm xâm hại.

Khoảng 21h30 ngày 31/10, một số người dân phát hiện công nhân trong công trường xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và chợ 19/12 dùng dây cáp quấn quanh thân cây bồ đề để cần cẩu tại công trường “nhổ” cây khỏi mặt đất.

Và cây bồ đề có đường kính thân hơn 1m, mọc cạnh và tỏa bóng che mát bệ thờ vong linh các anh hùng liệt sĩ và người dân thủ đô bị giặc giết hại trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã biến mất ngay sau đó; bỏ lại một chiếc hố lổn nhổn gạch đá và nước, rộng 4m2, sâu khoảng 2m. Hiện trạng bây giờ đã được che chắn bằng tôn, chỉ còn lại bồn hoa nhỏ và vài cây hương cắm trên nền cũ của bàn thờ.

Ngay sau khi phát hiện, Thanh tra Hạ tầng kỹ thuật đô thị Sở Xây dựng Hà Nội đã xác định cây bị bứng khỏi hiện trường nằm trong khuôn viên Công trình xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ và chợ 19/12 do Công ty TNHH Thủ đô II quản lý; đồng thời xác định đơn vị này đã sử dụng cần cẩu tại công trường bứng cây đem đi chỗ khác. Cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm đối với Công ty TNHH Thủ đô II.

Tại hiện trường, ông Lê Văn Hùng,  Trưởng khu phố1 một người dân phường Trần Hưng Đạo tần ngần nuối tiếc: “Thật không thể hiểu nổi. Đây là hành động coi thường dư luận và tín ngưỡng của người dân. Một hành động xúc phạm đến nơi thờ tự của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì đất nước. Xin các cơ quan chức năng đừng vô cảm, hãy vào cuộc và có biện pháp mạnh với những kẻ chủ tâm phá hoại”.

Trao đổi qua điện thoại, ông Phạm Ngọc Long - Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo, cho biết: "Trước đây tôi có nghe thông tin di dời bàn thờ các liệt sỹ và chuyện Công ty TNHH thủ đô II xin mở cửa ra đường 19/12. Nhưng việc này có được đồng ý hay không thì thuộc thẩm quyền UBND Thành phố. Bây giờ di dời rồi thì trách nhiệm không thuộc về phường nữa. Thanh tra Thành phố và Công ty cây xanh đô thị đã lập biên bản xử phạt và yêu cầu Công ty TNHH thủ đô II khôi phục lại hiện trạng như cũ của cây bồ đề và bàn thờ".

Ông Long bày tỏ thêm: Di tích 19/12 là nơi linh thiêng, nhưng để như bây giờ cũng không ổn. Chúng ta nên tôn tạo, sửa lại một cách trang trọng, chứ để nhếch nhác như hiện nay là không nên. Giữ được di tích này là một điều nên làm vì hợp với ý nguyện người dân và người Hà Nội có thêm một di tích để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

Trường Lưu

Đọc thêm

Việt Nam lên tiếng trước thông tin phía Mỹ yêu cầu quan chức không dự sự kiện kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao tháng 4/2025.
(PLVN) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa, chấm dứt mất mát, đau thương không chỉ cho Nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ... Kỷ niệm 30/4 là dịp để tôn vinh những giá trị bất diệt của lòng vị tha, của hòa bình, của hòa giải và hàn gắn, của tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô
(PLVN) - Chiều 24/4, tại vùng biển Vũng Rô (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), Đoàn công tác khảo sát vùng biển, đảo ven bờ từ Bình Thuận đến Phú Yên của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô. Sự kiện mang ý nghĩa tri ân sâu sắc và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Sáng 24/4, Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025); 139 năm Ngày quốc tế Lao động và trao tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 – 25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động các phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết không để xảy ra phức tạp, bị động, bất ngờ, để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và sự kiện trọng đại của đất nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 3: Ước nguyện được cống hiến của du học sinh Nga

Sinh viên Việt Nam khóa 2015 - 2020 chụp ảnh trước phòng thí nghiệm (Nguyễn Trúc Phương đứng hàng đầu tiên bên trái). (Ảnh trong bài do các nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội thông qua và chỉ đạo triển khai chủ trương tái khởi động điện hạt nhân (ĐHN), không ít kỹ sư được đào tạo về lĩnh vực này tại Liên bang Nga vui mừng khôn xiết, ngóng chờ đến ngày được cống hiến xây dựng “giấc mơ” ĐHN Việt Nam.

'Hẹn ước Bắc - Nam': Khát vọng thống nhất, ký ức hào hùng

Sân khấu hoành tráng của “Hẹn ước Bắc - Nam”.
(PLVN) - Hơn 12.000 khán giả bùng nổ trong chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam” kéo dài 100 phút, với pháo hoa rực rỡ, xe tăng, xe chở quân xuất hiện trên sân khấu, cờ Tổ quốc đỏ rực khán đài và hàng vạn người cùng cất cao tiếng hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” và “Đất nước trọn niềm vui”.

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 23/4, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế “50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đến dự và phát biểu tại hội thảo.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Với việc giảm thuế như trên, dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

TP HCM giữ vững vai trò Thành phố động lực tăng trưởng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại cuộc gặp cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức sáng 21/4 tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm kỳ vọng TP HCM tiếp tục giữ vững phát huy vai trò là động lực phát triển chính, trung tâm đổi mới sáng tạo của vùng và của cả nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 2: Lòng dân đồng thuận, mong có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ

Nhiều người dân xã Phước Dinh sinh sống bằng nghề nuôi, trồng thủy sản. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Khi huyện Ninh Hải triển khai khảo sát thông tin bằng phiếu đến các hộ dân, trên 90% người dân ở nơi chuẩn bị giải tỏa, di dời tại địa bàn huyện đồng thuận với chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Bên cạnh đó, người dân mong muốn khi đến nơi ở mới, cuộc sống sẽ được bảo đảm bằng và tốt hơn nơi ở cũ.