Bức tranh phản văn hóa từ... các nhà văn hóa

Nhà văn hóa thường ở những vị trí “đất vàng”, được đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng và mua sắm thiết bị, nhưng không ít công trình đang lay lắt tồn tại, cửa đóng then cài hoặc sử dụng sai mục đích, trong khi người dân ở nhiều khu phố, tổ dân cư vẫn thiếu những địa chỉ sinh hoạt cộng đồng. Điều đó khiến dư luận đặt câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm?.

Do chạy theo thành tích, để đạt tiêu chuẩn “xã văn hóa”, hàng loạt nhà văn hóa xã được đầu tư xây dựng tiêu tốn tiền tỉ nhưng hoạt động không hiệu quả, nhiều nơi còn bỏ hoang, gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước.

Nhà văn hóa xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới (An Giang) bị xuống cấp, bỏ hoang từ nhiều năm nay, thường được dùng làm nơi phơi lúa -
Nhà văn hóa xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới (An Giang) bị xuống cấp, bỏ hoang từ nhiều năm nay, thường được dùng làm nơi phơi lúa.

Đua … nhà văn hóa để “lên” danh hiệu

Đối với cấp xã, trong nhiều năm nay, những người quản lý và hoạt động văn hóa luôn trăn trở về nhà văn hóa. Nỗi băn khăn này không phải là không có lý do khi trị giá của mỗi nhà văn hóa như hiện nay cũng trên dưới tỷ đồng, song đóng cửa nhiều hơn mở, xuống cấp nghiêm trọng…..

Nhếch nhác, cũ kỹ, cửa để vào trong nhà văn hoá được khoá kín, ổ khoá cũ đến rỉ ngoèn. Mấy mảng tường bốc mùi ẩm thấp bởi rêu mốc bám đen. Những cánh cửa gỗ mục nát chất đống phía ngoài hiên càng khiến cảm giác thất vọng về sự xuống cấp của “công trình” nhà văn hoá này bị nhân lên gấp nhiều lần.  

Xuống cấp, bị “bỏ quên” cũng là thực tế tồn tại của thiết chế nhà văn hoá ở không ít nơi khác.

Nhà văn hóa của nhiều xã, phường, thị trấn không được sửa sang, trông coi tử tế; vì thế tường thì hoen ố, trần nhà thì mạng nhện chăng, có nguy cơ không an toàn. Trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động như âm thanh, ánh sáng, phông màn, nhạc cụ…đã quá lỗi thời lại thiếu thốn. Do vậy không ít nhà văn hóa đã chuyển sang làm nhiệm vụ chức năng khác, như là trụ sở của một cty, DN hoặc trụ sở UBND sở tại.

Nhà văn hóa thôn Vân Đình, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bị biến thành nơi tư nhân kinh doanh. Theo đó, nhà văn hóa được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2009, trên diện tích khoảng 2.000m2. Công trình chính cao 3 tầng, xung quanh có bồn hoa, với 2 sân chơi rộng rãi, thoáng mát. Nhưng khánh thành được khoảng 1 năm, lãnh đạo thôn cho một hộ gia đình thuê làm nơi kinh doanh.

Theo "hợp đồng", hộ gia đình này được "khai thác toàn bộ diện tích trong và ngoài dãy nhà tầng 1" và "được ăn ở, sinh hoạt….".

Thực tế, chủ được thuê coi đây là vừa là nhà, vừa là chỗ kinh doanh của mình. Một số phòng tầng 1 và tầng 2 đã được sử dụng làm phòng ở, sảnh tầng 1 và góc sân phía ngoài là nơi chứa bát, đĩa, bàn ghế, phông bạt … Khoảng sân rộng gần 400m2 phía trong được giăng một bộ khung rạp bằng sắt phục vụ cho hiếu hỉ.

Nhà văn hóa trong tình trạng chỉ sử dụng cổng phụ, cổng chính luôn luôn "cửa đóng then cài". Tường nhà rêu mốc, kính cửa sổ bị vỡ, nền gạch bong tróc, những tấm pa-nô tuyên truyền đã cũ rách tả tơi vẫn được treo trên tầng 3…

Điều đáng nói là, người già, trẻ em không có nơi vui chơi, thể dục thể thao. Nhà ai cần có địa điểm tổ chức đám cưới, đám ma thì phải thuê lại sân nhà văn hóa với giá 500.000 - 1.000.000 đồng/lần…

Còn nhà văn hóa xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, một công trình được coi là bề thế bậc nhất của tỉnh Vĩnh Long được xây dựng năm 2002, trong khuôn viên 2.000 m2, với số tiền 1,2 tỷ đồng. Nằm cạnh Quốc lộ 54, công trình này có đầy đủ các phòng chức năng như: Hội trường, phòng đọc sách, phòng truyền thống, phòng truyền thanh… với đầy đủ các trang, thiết bị để hoạt động.

Thế nhưng, từ khi khánh thành tới nay, nhà văn hóa này chỉ hoạt động cầm chừng và rơi vào tình trạng “cửa đóng, then cài”.

Nhà văn hóa xã Thành Lợi, huyện Bình Tân cũng cùng chung số phận khi được xây dựng từ năm 2000 với số tiền ngót nghét một tỷ đồng nhưng cũng chỉ hoạt động được vài buổi rồi đóng cửa. Đến năm 2008, Nhà văn hóa mới được chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng.

Theo con số thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, tỉnh có khoảng 35 nhà văn hóa cấp xã, số nhà văn hóa hiện còn hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại đều đang trong tình trạng “mạng nhện chăng tơ”, hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.

Tiền tỷ bị... xếp xó

Tình trạng trì trệ, hoạt động cầm chừng của các nhà văn hóa không chỉ riêng ở Vĩnh Long mà rất phổ biến ở các tỉnh, thành khác trong khu vực. Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, thành phố này có khoảng 40% nhà văn hóa xã, phường không hoạt động hoặc hoạt động không thường xuyên.

"Ngó" bên tỉnh bạn, “An Giang từng được xem là một trong những địa phương có phong trào xây dựng nhà văn hóa xã, phường phát triển khá mạnh ở ĐBSCL. Nhưng hiện tại toàn tỉnh có 67 nhà văn hóa, thì có đến một phần ba hoạt động không hiệu quả, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng chưa thu hút được người dân vào tham gia sinh hoạt”.

Một lãnh đạo tỉnh cho hay: Trước đây, do tỉnh có quy định xã nào muốn được công nhận danh hiệu xã văn hóa thì bắt buộc phải có nhà văn hóa nên các xã đua nhau xây dựng theo phong trào. Do xây vội nên nhiều nhà văn hóa đặt ở những vị trí không phù hợp khiến cho việc thu hút người dân tham gia hoạt động, sinh hoạt văn hóa, thể thao gặp khó khăn. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ chuyên môn quản lý, tổ chức hoạt động nhà văn hóa vừa thiếu vừa yếu, càng khiến nhà văn hóa… ngắc ngoải hoạt động.

Do chạy theo thành tích, để đạt tiêu chuẩn “xã văn hóa”, hàng loạt nhà văn hóa xã được đầu tư xây dựng tiêu tốn tiền tỉ nhưng hoạt động không hiệu quả, nhiều nơi còn bỏ hoang, gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước. Theo tính toán, trung bình kinh phí xây dựng mỗi nhà văn hóa xã khoảng từ 500-600 triệu đồng, con số này nhân lên với hàng trăm nhà văn hóa bỏ không thì lãng phí số tiền tỉ rất lớn.

Tại cuộc hội thảo do Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch tổ chức cách đây không lâu về xây dựng chính sách cấp bách trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình, thực trạng hoạt động thiếu hiệu quả của các thiết chế nhà văn hóa ở nhiều nơi đã được đề cập như một trong những nội dung cần khẩn trương tìm được giải pháp khắc phục. Cũng không khó hiểu khi có những ý kiến đặt vấn đề, liệu thực sự có cần thiết phải xây dựng dàn trải nhà văn hoá trên mọi địa bàn, trong khi tính hiệu quả của hệ thống này ở nhiều nơi không được như mong đợi?

Nhà văn hóa thường ở những vị trí “đất vàng”, được đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng và mua sắm thiết bị, nhưng không ít công trình đang lay lắt tồn tại, cửa đóng then cài hoặc sử dụng sai mục đích, trong khi người dân ở nhiều khu phố, tổ dân cư vẫn thiếu những địa chỉ sinh hoạt cộng đồng. Điều đó khiến dư luận đặt câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm?.

Bảo Châu

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.