Bội thực đơn xin giám đốc thẩm

Đơn xin giám đốc thẩm gửi về Tòa án nhân dân tối cao ngày càng nhiều

Khối lượng đơn xin giám đốc thẩm gửi về TANDTC ngày càng tăng chóng mặt. Không ít người có tâm lý, luật “cho” tội gì không …khiếu nại, và khiếu nại đến tận khi nào người có thẩm quyền cao nhất (Chánh án) trả lời. Cộng với nhiều sai sót của Tòa cấp dưới, và thế là sinh ra quá tải, quá hạn, bức xúc…


“Mò kim đáy bể”.


Thống kê của TANDTC cho thấy: năm 2009 Tòa này nhận được 6.665 đơn xin giám đốc thẩm, tái thẩm. Cộng với 5.295 vụ cũ còn lại, tổng số vụ mà TANDTC, các TAND cấp tỉnh và Tòa án quân sự Trung ương phải giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm là 11.960 vụ.


Tuy nhiên, ngành Tòa án chỉ giải quyết được 4.712 vụ đạt chưa đến 40%. Trong đó, có đến 3.894 vụ bị trả lời không có căn cứ giám đốc thẩm. Chỉ có 818 vụ được kháng nghị, chiếm 6,83% số vụ án phải giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và chiếm 0,3% tổng số các loại vụ án mà toàn ngành đã giải quyết.
Nhìn vào những con số nêu trên có thể thấy: trong khi số việc được giải quyết chiếm tỷ lệ không nhiều, thì tình trạng đơn thư xin giám đốc thẩm vẫn có chiều hướng tăng.

Bội thực đơn xin giám đốc thẩm ảnh 1


Luật hiện hành quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm chỉ có Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện KSNDTC. Tuy nhiên, việc trả lời đơn khiếu nại thì qua 3 cấp: cấp một là Tòa chuyên trách của TANDTC, cấp hai là Phó trả lời ký thay Chánh án, rồi cấp ba mới là người đứng đầu ngành Tòa án.


Quy định như vậy, nhưng trên thực tế, phần lớn người dân không bằng lòng với trả lời đơn ở cấp một, cấp hai nếu yêu cầu của họ chưa được đáp ứng. Vì lẽ đó, mỗi năm Chánh án phải đứng ra trả lời cả chục ngàn đơn xin giám đốc thẩm.
Một nguyên nhân khác được Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình thừa nhận tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban thường vụ Quốc hội là “không loại trừ yếu tố chủ quan của thẩm phán”. Tòa cấp dưới xử không đúng, không khách quan dẫn đến việc kháng nghị Giám đốc thẩm là tất yếu.
Thẩm phán thì thiếu, cơ sở vật chất có hạn, đơn xin giám đốc thẩm lại nhiều dẫn đến tình trạng quá tải công việc, đặc biệt ở cấp có thẩm quyền xem xét kháng nghị.


Cần có thuốc “đặc trị”.


Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm rất ít so với số đơn yêu cầu và nhiều người cho rằng đó là những con số chưa phản ánh đúng thực tế. Có ý kiến cho rằng còn tồn tại bệnh thành tích nên Tòa cấp trên chưa dám mạnh tay với thiếu sót của Tòa cấp dưới.


Một điều đáng lo ngại hơn chính là ở con số chỉ chưa đầy 40% đơn được xem xét đã phản ánh một phần năng lực của ngành Tòa án. Chính người đứng đầu ngành Tòa án đã thừa nhận phải nỗ lực ở mức tối đa mới đạt được tỷ lệ này. Vậy 60% đơn thư còn lại sẽ giải quyết ra sao?


Tất nhiên, con số này sẽ bị đẩy về phần việc của các năm tiếp theo. Trong khi thời hiệu kháng nghị của một vụ án là có hạn và việc không thể giải quyết đơn thư kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên đương sự.

Thực tế đã có nhiều vụ án bị để quá thời hiệu, sau đó TANDTC mới ra kháng nghị, theo cách giải thích của người đứng đầu ngành Tòa án thì việc này là bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của người dân sau khi đã hết thời hiệu mà cơ quan pháp luật phát hiện các tình tiết mới.


Vấn đề là làm thế nào để giảm tải đơn xin giám đốc thẩm? Câu trả lời này đương nhiên đến cả những người có trách nhiệm cao nhất cũng chưa thể giải đáp một sớm một chiều vì nó còn liên quan đến nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan.

Tuy nhiên, ngành Tòa án phải nhìn vào thực tế chất lượng giải quyết án của các cấp tòa sơ và phúc thẩm để có những giải pháp hữu hiệu.


Đối với những vụ án không có cơ sở kháng nghị, cần phải được giải thích một cách rõ ràng, cơ cơ sở, tránh sự hời hợt, quấy quá theo kiểu “trả lời cho xong”.

Còn đối với những vụ việc kháng nghị, khi xét xử giám đốc thẩm cần chỉ rõ cái sai để tránh lặp lại khi được xét xử lại. Ngành Tòa án cũng cần nghiêm túc xử lý đối với cá nhân thẩm phán khi có các vụ việc bị Tòa cấp trên tuyên hủy.


Xa hơn là vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ thẩm phán. Không thể có những bản án chất lượng nếu có những người nhân danh nhà nước vừa yếu về trình độ nghiệp vụ vừa thiếu cái tâm trong sáng.
Huy Hoàng

Đọc thêm

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
(PLVN) - Các đối tượng nhắm tới người ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, những học sinh bị chúng lợi dụng sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền...

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.