Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cấp và sử dụng Giấy chứng sinh

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cấp và sử dụng Giấy chứng sinh. (Ảnh: Hồng Thương)
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cấp và sử dụng Giấy chứng sinh. (Ảnh: Hồng Thương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.

Theo đó, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung về thủ tục cấp Giấy chứng sinh được quy định tại Thông tư 34/2015/TT-BYT và Thông tư 27/2019/TT-BYT, cụ thể như sau: Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục I hoặc Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT. Cha, mẹ hoặc thân nhân/người đại diện của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, 1 bản giao cho bố, mẹ hoặc thân nhân/người đại diện của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 1 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc thân nhân/người đại diện của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra, để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 5 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định nêu trên.

Dự thảo cũng đã đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT về thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh. Theo đó, trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc thân nhân/người đại diện của trẻ phải điền thông tin vào Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT và bản phô tô kèm theo bản chính thẻ căn cước của bố, mẹ trẻ để đối chiếu gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, tờ khai và bản phô tô thẻ căn cước của bố, mẹ trẻ được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 3 ngày làm việc.

Trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh thì bố, mẹ hoặc thân nhân/người đại diện của trẻ phải làm Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 3 ngày làm việc.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.