Phải liên thông dữ liệu giấy chứng sinh của trẻ lên cổng BHYT không quá 4 giờ sau ký số

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế ngành về việc tiếp tục liên thông dữ liệu đã ký số giấy chứng sinh và giấy báo tử.

Theo đó, văn bản của Bộ Y tế cho biết, ngày 10/6/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 63/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính gồm: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.

Cụ thể, khoản 2, Điều 21 của Nghị định quy định trách nhiệm của ngành Y tế là xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, bảo đảm cấp, kết nối, chia sẻ dữ liệu chứng sinh, báo tử điện tử với phần mềm dịch vụ công liên thông, nhằm thực hiện các nhóm thủ tục hành chính liên quan trên môi trường trực tuyến.

Trong khi đó, tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này quy định "Dữ liệu điện tử có ký số của giấy chứng sinh được liên thông từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với phần mềm dịch vụ công liên thông" là thành phần trong hồ sơ thực hiện liên thông điện tử các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, đối với các trường hợp trẻ có giấy chứng sinh do cơ sở khám, chữa bệnh cấp.

Khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Nghị định nêu rõ: "Dữ liệu điện tử có ký số của giấy báo tử được chia sẻ tự động từ cơ sở khám, chữa bệnh với phần mềm dịch vụ công liên thông" là thành phần trong hồ sơ thực hiện liên thông điện tử các thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất đối với các trường hợp người chết có giấy báo tử do cơ sở khám, chữa bệnh cấp.

Tại Điều 25 quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó là người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm liên thông dữ liệu giấy chứng sinh và giấy báo tử có ký số để kết nối, chia sẻ với phần mềm dịch vụ công liên thông chậm nhất không quá 4 giờ làm việc sau khi cấp bản giấy giấy chứng sinh, giấy báo tử.

Theo Bộ Y tế, việc thực hiện liên thông dữ liệu có ký số giấy chứng sinh, giấy báo tử do cơ sở khám, chữa bệnh cấp để thực hiện Đề án 06 đã được Bộ Y tế chỉ đạo tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện thường quý từ ngày 7/3/2023.

Để thực hiện Nghị định 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc hiện đang khám cấp giấy khai sinh, giấy báo từ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

Nghiên cứu và thực hiện Điều 25 Nghị định 63/2024/NĐ-CP, tiếp tục liên thông dữ liệu có ký số của giấy chứng sinh, giấy báo tử và ghi mã số liên thông lên giấy chứng sinh, giấy báo tử chậm nhất không quá 4 giờ làm việc sau khi cấp bản giấy lên cổng giám định BHYT theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, sau khi cấp giấy chứng sinh, giấy báo tử phải ký dữ liệu và liên thông lên Cổng giám định BHYT, để chia sẻ với phần mềm dịch vụ công liên thông, phục vụ người dân thực hiện 2 nhóm dịch vụ công trực tuyến liên quan đến khai sinh, khai tử.

Kể từ ngày Nghị định 63/2024/NĐ-CP có hiệu lực (10/6/2024) đến ngày 1/7/2024, các Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, phần mềm nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương phải nâng cấp, hoàn thiện kết nối, chia sẻ, thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Phần mềm dịch vụ công liên thông theo quy định của Nghị định này.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.