Bộ Tư lệnh 86: Tập trung xây dựng nguồn lực tác chiến không gian mạng

Các đại biểu tham quan gian trưng bày tuổi trẻ sáng tạo của tuổi trẻ Bộ Tư lệnh 86.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày tuổi trẻ sáng tạo của tuổi trẻ Bộ Tư lệnh 86.
(PLVN) - Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng “người trước, súng sau”, Bộ Tư lệnh 86 tập trung xây dựng nguồn lực con người, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của đơn vị nói riêng và lực lượng tác chiến không gian mạng toàn quân nói chung theo hướng “Trung thành, kỷ luật, trí tuệ, hiệu quả”, lấy yếu tố chính trị, tư tưởng làm đầu, năng lực, trình độ là cơ bản và chất lượng hiệu quả công việc là quan trọng.

Làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM

Bộ Tư lệnh (BTL) 86 có chức năng tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng (KGM) và công nghệ thông tin (CNTT); chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong toàn quân thực hiện nhiệm vụ tác chiến KGM và CNTT.

Thời gian qua và những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị sẽ triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội tăng cường tán phát thông tin sai sự thật, chống phá, xuyên tạc, đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và phi chính trị hóa Quân đội, tác động trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng Quân đội nói chung và xây dựng BTL 86 “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” nói riêng.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của BTL 86 rất nặng nề, lĩnh vực tác chiến KGM rất mới, đa dạng, phức tạp; bộ đội làm việc trên môi trường KGM căng thẳng, thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái, tiêu cực của xã hội, sự lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch trên KGM...

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng BTL 86, sự đoàn kết, dân chủ, quyết tâm của đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong BTL; với truyền thống, niềm tự hào của lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM, những năm qua, BTL 86 luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Đại tá Hồ Văn Dũng, Phó Chủ nhiệm chính trị BTL 86 cho biết, BTL đã tích cực, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành chiến lược, nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên KGM. Đề xuất xây dựng và triển khai Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên KGM (năm 2019); tham gia xây dựng Luật An ninh mạng (năm 2018), các nghị định, thông tư về lĩnh vực tác chiến KGM và công nghệ thông tin. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu; tham gia bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, của đất nước, Quân đội.

Cùng với đó, BTL đã chủ trì phối hợp xây dựng và triển khai các ứng dụng dùng chung trong Bộ Quốc phòng như: hệ thống thư điện tử quân sự; hệ thông tin chỉ đạo điều hành; quản lý văn bản và hồ sơ công việc... Chủ động nghiên cứu và triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong Bộ Quốc phòng. Tích cực tham gia bảo vệ an ninh, an toàn thông tin, an toàn mạng cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước và một số công trình trọng điểm quốc gia; hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật giúp các cơ quan, ban, ngành bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên KGM.

BTL 86 vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2021) và được Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương... tặng nhiều Bằng khen.

Tuổi trẻ xung kích đi đầu

Với đặc thù nhiệm vụ của BTL, đại đa số đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn cao, luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ tác chiến không gian mạng, tác chiến thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và kỹ thuật công nghệ thông tin.

Kỹ thuật viên Bộ Tư lệnh 86 hướng dẫn thực hành sửa chữa trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Kỹ thuật viên Bộ Tư lệnh 86 hướng dẫn thực hành sửa chữa trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Những người trẻ đã từng bước khẳng định vai trò xung kích, vươn lên làm chủ các loại vũ khí, trang bị có công nghệ hiện đại; là lực lượng chính tham gia bảo đảm an toàn thông tin trên hệ thống thông tin quân sự, internet Bộ Quốc phòng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia tham gia thực hiện đề án tự động hóa chỉ huy và Chính phủ điện tử trong Bộ Quốc phòng.

Từ năm 2018 đến nay, tuổi trẻ BTL có 64 công trình của 183 tác giả tham gia Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội, đoạt 4 giải nhất, 8 giải nhì, 18 giải ba. Đội thi của Chi đoàn cơ sở Trung tâm 586 giành giải Nhất và giải Bình chọn Cuộc thi lập trình Oraichain Hackathon 2022 do Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức. Năm 2020 có 1 đồng chí đạt danh hiệu Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân, năm 2021 đạt danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân.

Các công trình được trao giải đều có chất lượng cao, nghiên cứu công phu, đề cập nhiều vấn đề mới và sáng tạo, tập trung vào cải tiến, nâng cấp vũ khí trang bị kỹ thuật, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, mạng máy tính quân sự, góp phần đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thông tin xấu độc trên không gian mạng.

Trong phong trào nghiên cứu khoa học và tuổi trẻ sáng tạo, nhiều sáng kiến áp dụng thực tiễn, không chỉ giải quyết những vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh, mà còn được nhân rộng ra các cơ quan, đơn vị toàn quân, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an toàn mạng và ứng dụng rộng rãi CNTT vào mọi hoạt động quân sự, quốc phòng.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống và bảo đảm CNTT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, trong thời gian tới, BTL sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử trong Bộ Quốc phòng. Tăng cường áp dụng CNTT trong huấn luyện, diễn tập các phương án sẵn sàng chiến đấu. Tham mưu để Bộ Quốc phòng triển khai ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong chỉ huy điều hành quân đội tiến tới áp dụng tự động hóa chỉ huy, tạo tiền đề vững chắc để từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đề ra.

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.