Bộ trưởng Lê Thành Long: "Ngành Tư pháp đã tham gia trực diện, hiệu quả vào vận hành nền kinh tế - xã hội của đất nước"

Bộ trưởng Lê Thành Long: "Ngành Tư pháp đã tham gia trực diện, hiệu quả vào vận hành nền kinh tế - xã hội của đất nước"
(PLVN) - Hôm nay (13/1), UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cùng lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các Sở, ngành của tỉnh Bắc Giang cùng tham dự Hội nghị.

Nỗ lực vượt bậc trước khó khăn chưa từng có

Năm 2021, trong bối cảnh hết sức khó khăn của dịch bệnh Covid-19, Bắc Giang đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có khi có thời điểm trở thành tâm dịch. Biến chủng mới SARS-CoV-2 lây lan trong các khu công nghiệp với tốc độ rất nhanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Nhờ triển khai kịp thời quyết liệt nhiều giải pháp, Bắc Giang đã đảm bảo được “mục tiêu kép” - vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, vừa tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác chính trị.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Năm 2021, UBND và HĐND các cấp của tỉnh Bắc Giang ban hành 95 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), Sở Tư pháp và phòng Tư pháp các huyện, thành phố thẩm định 112 lượt dự thảo văn bản. Toàn ngành Tư pháp tiếp tục duy trì hoàn thiện dự thảo văn bản QPPL lần cuối trước khi UBND cùng cấp ký, ban hành. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, năm 2021, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các cơ quan, địa phương, người có thẩm quyền đã phát hiện 49.147 vụ vi phạm hành chính, ban hành 50.949 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 50.949 đối tượng.

Báo cáo tại Hội nghị, bà Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang cho biết, đứng trước những khó khăn chưa từng có như vâỵ, năm 2021, toàn ngành Tư pháp Bắc Giang đã đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực vượt khó, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt, Tư pháp Bắc Giang nỗ lực chung tay cùng hệ thống chính trị trong giải quyết các vấn đề phát sinh do dịch bệnh Covid-19, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, góp phần quan trọng vào các thành tựu chung của tỉnh.

Nhất trí với những nhận định của Sở Tư pháp, ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang nhận định: công tác rà soát, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng với công tác chống dịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. “Những chính sách đúng đắn sẽ dẫn dắt các chủ thể kinh tế thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cùng lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các Sở, ngành của tỉnh Bắc Giang cùng tham dự Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cùng lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các Sở, ngành của tỉnh Bắc Giang cùng tham dự Hội nghị.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cũng đánh giá cao vai trò của Sở Tư pháp trong việc góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Bà Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang báo cáo tại Hội nghị

Bà Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang báo cáo tại Hội nghị

Tuy vậy, các phát biểu tham luận tại Hội nghị cũng nhận định, do ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh Covid- 10, quá trình triển khai một số hoạt động của Tư pháp Bắc Giang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ của ngành, đặc biệt là những hoạt động tập trung như tập huấn, kiểm tra, thanh tra, trợ giúp pháp lý chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra.Việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ công tác chưa thực sự nổi bật, có mặt quản lý còn hạn chế, còn có sai phạm xảy ra trong công tác hộ tịch, chứng thực ở cơ sở. Sai phạm trong hoạt động đấu giá, công chứng vẫn còn. Cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...

Triển khai mạnh mẽ nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Để tiếp tục bứt phá trong năm 2022, Tư pháp Bắc Giang xác định sẽ triển khai mạnh mẽ nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục thực hiện có chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung tổ chức thực hiện tốt việc tham mưu về công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý đản bảo thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp…

Sở Tư pháp Bắc Giang cũng xác định sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, chú trọng đề xuất và hoàn thiện pháp luật; chủ động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là trong hoạt động đấu giá, công chứng, luật sư.

Bên cạnh đó, Tư pháp Bắc Giang tập trung tăng cường quản lý nhà nước về quản lý xử lý vi phạm hành chính; có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nâng cao chất lượng công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực. Đặc biệt, Sở Tư pháp Bắc Giang chú trọng đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành của Sở và trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tư pháp.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực mà ngành Tư pháp Bắc Giang đã đạt được trong năm 2021 hết sức khó khăn.

Chia sẻ với Hội nghị về những nỗ lực của ngành Tư pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Bộ, ngành Tư pháp đảm nhận khoảng 35 nhóm việc, từ những việc thuộc lĩnh vực vĩ mô của công tác pháp luật, công tác tư pháp, cho đến những việc liên quan trực tiếp đến từng người dân như khai sinh, khai tử, công chứng, trợ giúp pháp lý…

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Bộ, ngành Tư pháp đảm nhận khoảng 35 nhóm việc, từ những việc thuộc lĩnh vực vĩ mô cho đến những việc vi mô, liên quan trực tiếp tới người dân

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Bộ, ngành Tư pháp đảm nhận khoảng 35 nhóm việc, từ những việc thuộc lĩnh vực vĩ mô cho đến những việc vi mô, liên quan trực tiếp tới người dân

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức chung như vậy, ngành Tư pháp đã tham mưu trực diện, hiệu quả cho Chính phủ ban hành những văn bản rất đặc biệt, “chưa từng có tiền lệ” để vận hành nền kinh tế, xã hội của đất nước như Nghị quyết 30, Nghị quyết 86, Nghị quyết 128 của Chính phủ, giúp Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội Dự án một luật sửa 8 luật gỡ vưỡng nhiều vấn đề về đầu tư kinh doanh. Kết quả đã tạo ra những bước chuyển mang tính bước ngoặt, giúp nền kinh tế đất nước bứt phá trong quý IV/2021.

Đối với Tư pháp Bắc Giang, bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực đã đạt được, Bộ trưởng Lê Thành Long yêu cầu trong năm 2022, ngành Tư pháp Bắc Giang phải bám rất sát nhiệm vụ chung của tỉnh, lường trước những vấn đề pháp lý có thể phát sinh.

Do chúng ta chưa lường trước được tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến như thế nào, nên ở tầm địa phương, Sở Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan, tiếp tục rà soát những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở tới hoạt động sản xuất, kinh doanh để tham mưu sửa đổi kịp thời” – Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh. Bộ trưởng cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo Sở Tư pháp phải cực kỳ thận trọng trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, luân chuyển công tác cán bộ, đặc biệt trong những lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến người dân.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thông tin, năm 2021, mặc dù bị tác động bởi dịch bệnh nhưng với sự nỗ lực của cả tỉnh Bắc Giang vẫn tăng trưởng 7,82%, đứng Top 10 cả nước.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thông tin, năm 2021, mặc dù bị tác động bởi dịch bệnh nhưng với sự nỗ lực của cả tỉnh Bắc Giang vẫn tăng trưởng 7,82%, đứng Top 10 cả nước.

Đồng tình với những phát biểu của Bộ trưởng Lê Thành Long, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thông tin, năm 2021, dịch bệnh đã làm thay đổi nhiều kế hoạch của tỉnh Bắc Giang nhưng cũng chứng tỏ bản lĩnh và nỗ lực của cả tỉnh khi tăng trưởng của Bắc Giang đạt 7,82%, đứng Top 10 cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, năm nay là năm được mùa của nông sản Bắc Giang. Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, Bắc Giang không để đứt gãy chuỗi cung ứng, hỗ trợ nông dân tiêu thụ tốt nhiều nông sản, từ vải thiều, đến cam, bưởi…”Chúng tôi ghi nhận sự “lăn xả” của Tư pháp Bắc Giang vào những nỗ lực chung của cả tỉnh” – ông Lê Ánh Dương đánh giá. Mặc dù vậy, trong bối cảnh Bắc Giang là một tỉnh có nền kinh tế phát triển rất năng động, nhiều khu công nghiệp rất đông công nhân, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Sở Tư pháp sáng tạo hơn trong các giải pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho công nhân, tăng cường chuyển đổi số, nâng cao chỉ số cải cách hành chính...

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp cho 24 cá nhân có nhiều công lao, đóp góp cho ngành Tư pháp, trong đó có bà Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang; ông Đỗ Đức Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; ông Vũ Mạnh Thắng, Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ; ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang. Một số đơn vị, cá nhân thuộc Sở Tư pháp cũng được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh do có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác.

Cũng trong chiều 13/1, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái đã có buổi gặp gỡ, trao đổi về các nhiệm vụ của 2 cơ quan.

Xác địnhcông tác tuyên truyền, PBGDPL là một nhiệm vụ trọng tâm, trong năm 2021, lĩnh vực này thường xuyên được Sở Tư pháp Bắc Giang triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi được tăng cường. Bên cạnh đó, Tư pháp Bắc Giang tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động bổ trợ tư pháp; thường xuyên quan tâm, quản lý các hoạt động của các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản và trong các lĩnh vực công tác khác. Các lĩnh vực công tác khác như trợ giúp pháp lý; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; công tác đoàn thể; công tác xã hội từ thiện… đều đạt được những kết quả khích lệ.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện các Sở, ngành chức năng và Tư pháp các huyện, thị của Bắc Giang đều ghi nhận, trong năm 2021, các mặt công tác của Tư pháp Bắc Giang đã được UBND tỉnh triển khai tổ chức thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ và hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Nhiều mặt công tác tư pháp đạt chất lượng, hiệu quả tốt. Các nhiệm vụ trọng tâm được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, việc điều hành tiếp tục được đổi mới theo hướng sâu sát, cụ thể, toàn diện và kịp thời. Các đơn vị và công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm; tự giác, năng động trong công việc; thường xuyên sâu sát, cụ thể hoá công việc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở; chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương, quy chế làm việc của cơ quan. Đối với cấp huyện, về cơ bản, các nhiệm vụ công tác tư pháp được Phòng Tư pháp tham mưu UBND cấp huyện triển khai đồng bộ, toàn diện trên các mặt công tác. Kết quả đạt được có những tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.