Bộ trưởng Giao thông vận tải Đài Loan (Trung Quốc) từ chức sau vụ tai nạn tàu hoả thảm khốc

Công tác cứu hộ sau tai nạn tàu hoả thảm khốc ở Đài Loan (Trung Quốc) vẫn đang được tiến hành. Ảnh: Reuters
Công tác cứu hộ sau tai nạn tàu hoả thảm khốc ở Đài Loan (Trung Quốc) vẫn đang được tiến hành. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người quản lý một công trường xây dựng có xe tải trượt vào đường ray gây ra vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc ở Đài Loan (Trung Quốc) và  Bộ trưởng Giao thông vận tải vùng lãnh thổ này đã nhận trách nhiệm về thảm họa hôm 4/4.

 

Các quan chức đang điều tra người quản lý của công trường, Lee Yi-hsiang, người bị nghi ngờ là không phanh đúng cách. Tòa án tối cao tại Hoa Liên hôm 4/4 đã hủy bỏ quyết định cho Lee được tại ngoại sau khi các công tố viên kháng cáo và chuyển vụ việc cho tòa án cấp dưới.

Khi cảnh sát đưa  đi khỏi nơi cư trú, Lee đã tuyên bố xin lỗi vì những gì đã xảy ra. “Tôi vô cùng hối hận về điều này và bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc nhất. Tôi chắc chắn sẽ hợp tác với các công tố viên và cảnh sát trong cuộc điều tra, nhận trách nhiệm trong vụ tai nạn này. Cuối cùng, tôi một lần nữa bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất” - Lee nói.

Toà án Hoa Liên đã ra lệnh giam giữ Lee trong hai tháng để tránh nguy cơ anh ta có thể tiêu hủy bằng chứng. Hiện Lee bị nghi ngờ gây ra vụ tai nạn do sơ suất. Luật sư của anh ta nói với các phóng viên rằng Lee muốn đối mặt với những gì đã xảy ra, xin lỗi và bày tỏ sự hối hận.

Phát biểu trước đó cùng ngày tại hiện trường tai nạn, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Lin Chia-lung cho biết ông cũng sẽ "không trốn tránh" trách nhiệm và phụ trách giảm thiểu thiệt hại do toàn bộ vụ tai nạn gây ra. "Sau khi toàn bộ công tác cứu hộ hoàn thành, tôi tin rằng mình sẽ nhận trách nhiệm”, Bộ trưởng Lin tuyên bố. 

Văn phòng người đứng đầu Đài Loan Su Tseng-chang cho biết ông Lin đã đưa ra lời đề nghị từ chức hôm 3/4, nhưng đã từ chối để tập trung các nỗ lực vào công tác cứu hộ và phục hồi sau tai nạn.

Bộ Giao thông vận tải và cơ quan quản lý đường sắt trực thuộc Bộ đang phải đối mặt với một số câu hỏi, bao gồm lý do tại sao không có hàng rào thích hợp tại địa điểm xảy ra tai nạn và liệu có quá nhiều vé đứng (không có ghế, vé phụ - PV) trên chuyến tàu đó không.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Wang Kwo-tsai cho biết vào cuối ngày 3/4 rằng, cơ quan quản lý đường sắt cần xem xét kỹ lưỡng tất cả những vấn đề này.

Cơ quan quản lý đường sắt hiện không có Giám đốc sau khi người đứng đầu nghỉ hưu vào tháng Giêng. Vị trí này đang được kiêm nhiệm bởi Thứ trưởng Giao thông vận tải Chi Wen-chung, trong khi chờ Bộ trưởng Giao thông vận tải tìm được người thích hợp để bổ nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.