Bộ sưu tập “Áo dài Di sản Việt” tỏa sáng tại Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh 2020

Bộ sưu tập “Áo dài Di sản Việt” tỏa sáng tại Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh 2020
(PLVN) - Đêm 11/10/2020, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, Nhà thiết kế áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có phần trình diễn vô cùng đặc biệt trong Chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh 2020 với chủ đề “Hành trình di sản”. Bộ sưu tập áo dài mà anh mang tới Lễ hội lần này mang tên “Áo dài di sản Việt”. Đây là bộ sưu tập mà Đỗ Trịnh Hoài Nam đã đầu tư rất nhiều tâm huyết và công sức vào đó!

Bộ sưu tập được thực hiện dựa trên ý tưởng truyền tải vẻ đẹp của các di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên Việt Nam đã được UNESSCO công nhận đưa lên áo dài, góp phần để áo dài không chỉ đơn thuần là một trang phục truyền thống, một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, mà còn vươn tầm trở thành một đại sứ của văn hóa Việt Nam. 

 

Với 26 chiếc áo dài, mang hình ảnh của 26 di sản tiêu biểu trên khắp đất nước, kết hợp với phụ kiện là chiếc nón lá dát vàng – hình ảnh gợi nhắc về nền văn hóa lúa nước ngàn đời của Việt Nam và được thực hiện bởi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làng nghề dát vàng truyền thống Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội, bộ sưu tập đã để lại ấn tượng và những cảm xúc rất đặc biệt đối với Ban tổ chức và các đại biểu có mặt tại khán trường Bảo tàng TP Hồ Chí Minh.

 

Có thể nói đây là một bộ sưu tập áo dài quy mô, hoành tráng, kỳ công nhất từ trước đến nay của Nhà thiết kế áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam. Tất cả những hình ảnh di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản phi vật thể trải dài từ Bắc tới Nam được nhà thiết kế tài ba thể hiện và đưa lên áo dài.

 

Một vịnh Hạ Long lung linh, huyền ảo; Một cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ, bao la, hay một Hoàng thành Thăng Long uy nghi, tráng lệ, kiêu hùng…, tất cả đầy sống động và hiển hiện vô cùng rõ nét, đặc sắc dưới ánh đèn sân khấu tại Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh, và nhận được những lời ngợi khen, đánh giá cao từ Ban tổ chức cũng như các khách mời và khán giả. 

 

Chia sẻ với báo giới về bộ sưu tập độc đáo này, Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết: “Thông thường tôi hay thiết kế những bộ sưu tập mang tính trình diễn nhiều hơn. Nhất là khi đi ra nước ngoài tôi luôn mang những bộ sưu tập áo dài có vạt xòe rộng, hay những thiết kế kiểu cách… Nhưng trong Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần này, tôi quyết định đột phá với bộ sưu tập “Áo dài di sản Việt”.

Điều đặc biệt của bộ sưu tập chính là tôi đã đưa các họa tiết vào trang phục với tính ứng dụng cao để bộ áo dài không chỉ quảng bá được các di sản, danh lam thắng cảnh, hay các di sản phi vật thể, mà chị em còn có thể mặc trong các hội nghị, các chương trình quảng bá văn hóa, thậm chí khi đi chụp hình, hay tham dự các sự kiện lễ hội…”.

 

Cũng theo Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, sự độc đáo của phần trình diễn còn nằm ở 26 chiếc nón lá được dát vàng 9999, được thực hiện bởi kỹ thuật dát vàng truyền thống từ làng nghề Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội. Những nghệ nhân lành nghề đã phải kỳ công khi dát cùi vàng ra và dát nhiều lớp lên những chiếc nón lá. Kết hợp hai hình ảnh áo dài và nón lá đã nâng tầm di sản Việt, con người Việt và văn hóa Việt lên một đỉnh cao mới.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.