Bộ Giáo dục lên tiếng về dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay tùy từng điều kiện, thiết bị, tùy từng địa phương về việc đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến thì nhà trường, giáo viên sẽ chọn hình thức, mức độ áp dụng phù hợp.

Liên quan đến việc dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, 2 cũng như kế hoạch năm học 2020-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh dịch COVID-19, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có buổi chia sẻ thông tin với báo chí.

- Thưa ông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo như thế nào đối với các địa phương về việc dạy học trực tuyến cho học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19?

Ông Thái Văn Tài: Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn chỉ đạo địa phương trong công tác phòng dịch và thực hiện nội dung dạy học trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tùy tình hình thực tế địa phương.

Có thể nói trong năm 2020, khi chúng ta ứng phó với tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc thì ngành và các địa phương đã có các giải pháp ứng phó linh hoạt và chúng ta đã hoàn thành chương trình năm học đạt được mục tiêu, được cộng đồng xã hội trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Trong năm 2021, khi dịch bệnh diễn ra, với sự chủ động và kinh nghiệm năm trước, các địa phương, giáo viên, phụ huynh đã triển khai các hoạt động giáo dục trực tuyến chủ động và bài bản hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hoàn thiện các bước cuối thông tư về dạy học trực tuyến dựa trên lấy ý kiến và thực tiễn qua một năm triển khai. Như vậy, với quy định cụ thể của bộ về hành lang pháp lý, kinh nghiệm của địa phương, chắc chắn chúng ta sẽ có những bước làm bài bản, đưa dạy học trực tuyến trở thành hỗ trợ thường xuyên liên tục và nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp và có thể ứng phó kịp thời khi các tình huống xảy ra bất khả kháng mà học sinh không thể đến trường, không thể dạy học trực tiếp được như dịch COVID-19.

- Có nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai dạy học trực tuyến chưa đảm bảo được chất lượng dạy và học, nhất là với học sinh nhỏ tuổi. Thực tế là Hải Phòng đã phải tạm dừng dạy trực tuyến bài học mới với học sinh các lớp 1, 2. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Thái Văn Tài: Trước tiên, tôi xin được trao đổi thêm về dạy học trực tuyến. Có hình thức dạy học trực tuyến bổ trợ song song với quá trình dạy học trực tiếp, tức là sẽ có những phần, những nội dung sẽ được thực hiện mang tính chất bổ trợ cho hoạt động dạy học trực tiếp. Việc này chúng ta thực hiện thường xuyên liên tục trong quá trình tổ chức dạy học. Ví dụ như chúng ta sẽ ứng dụng các phần mềm trên điện thoại thông minh hay máy tính để nâng cao chất lượng học tập của các em. Đây được gọi là hình thức dạy học trực tuyến bổ trợ cho dạy học trực tiếp.

Bo Giao duc len tieng ve day hoc truc tuyen cho hoc sinh lop 1 hinh anh 2
 Học sinh Hà Nội học trực tuyến để phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

Trong trường hợp học sinh vì điều kiện bất khả kháng không thể đến trường thì hình thức dạy học trực tuyến sẽ thay thế một số nội dung, một số bài học trực tiếp.

Như thế, chúng ta thấy tùy từng điều kiện, thiết bị, tùy từng địa phương về đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến thì nhà trường, giáo viên sẽ chọn hình thức, mức độ áp dụng phù hợp. Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản về vấn đề này.

Quay trở lại vấn đề của Hải Phòng, chúng ta thấy Hải Phòng đã có văn bản chỉ đạo là đối với lớp 1 và lớp 2 không tổ chức việc dạy và học trực tuyến thay thế hoàn toàn học trực tiếp để phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đảm bảo chất lượng dạy học theo yêu cầu. Nhưng điều này không phải là dừng hẳn việc học trực tuyến với các khối lớp 1, 2 mà chỉ là ứng dụng dạy học trực tuyến ở mức độ phù hợp là bổ trợ cho dạy học trực tiếp. Điều này phù hợp với các văn bản của bộ về việc với từng độ tuổi và điều kiện thực tế thì nhà trường, địa phương sẽ áp dụng hình thức, mức độ dạy học trực tuyến phù hợp.

- Hiện tình hình dịch bênh vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Ông có thể cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch như thế nào về các hoạt động giáo dục của ngành cho các tình huống?

Ông Thái Văn Tài: Theo giám sát của bộ, hiện đã có 51 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại. Trong tuần tới, bắt đầu từ ngày 1/3, tiếp tục có 8 tỉnh có kế hoạch cho học sinh trở lại trường, chỉ còn 4 tỉnh tùy vào tình hình dịch bệnh sẽ cho học sinh đi học trở lại sau ngày 1/3.

Theo quyết định số 2084 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành khung thời gian năm học 2020-2021 thì học kỳ một sẽ kết thúc vào ngày 16/1. Tính từ ngày 28/1 đến 5/2, tương đương ngày 24 Tết Nguyên đán, các em học sinh đã học chương trình học kỳ hai được ba tuần. Ra Tết, các em tiếp học học chương trình còn lại của học kỳ hai, ví dụ với tiểu học là còn 14 tuần.

Theo quyết định 2084, thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5. Như vậy, nếu học sinh các tỉnh đi học trở lại từ ngày 1/3 thì khung thời gian năm học vẫn đảm bảo kết thúc vào ngày 31/5.

Trong tình huống dịch vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kích hoạt các văn bản về tinh giản nội dung chương trình đã được bộ ban hành năm 2020 để các nhà trường thực hiện nhằm đảm bảo được các nội dung cốt lõi của chương trình và đảm bảo khung thời gian năm học.

Trong trường hợp này, bộ cũng sẽ có tính toán cụ thể với từng cấp học. Ví dụ như bậc trung học cơ sở học sinh phải dự kỳ thi vào lớp 10, bậc trung học phổ thông học sinh phải thi tốt nghiệp. Bộ sẽ có chỉ đạo thống nhất để các em tham gia kỳ thi.

Riêng với bậc tiểu học sẽ có thể linh hoạt về khung thời gian năm học, đặc biệt là với học sinh lớp 1 do năm nay là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng ta cần có chỉ đạo riêng để các nội dung theo chương trình và sách giáo khoa được thực hiện một cách đầy đủ, từ đó có cơ sở đánh giá toàn diện qua một năm triển khai thực hiện nhằm có điều chỉnh, bổ sung, chỉ đạo cho năm tiếp theo. Vì thế, các địa phương cố gắng tận dụng thời gian để tăng cường hoạt động dạy học cho các em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với kênh VTV7, Đài truyền hình Việt Nam triển khai 36 chủ đề học tập để song hành cùng các em học môn Tiếng Việt, giúp các em đọc thông viết thạo. Khi các em bị gián đoạn việc học vì dịch COVID-19 thì các em học sinh có thể sử dụng các chủ đề học tập qua điện thoại, máy tính hay sóng truyền hình, giúp các em ôn tập lại các bài học và có thể đọc thông viết thạo trước khi lên lớp hai.

- Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.