“Bộ đội Cụ Hồ” viết nên thiên anh hùng ca bất hủ của quân đội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” làm nên giá trị nhân văn cao quý của Quân đội nhân dân Việt Nam, trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trước thềm năm mới, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương xung quanh vấn đề này.

Thưa Thượng tướng, thời gian qua, từ đề xuất của một đại biểu Quốc hội, nhiều báo đài đã lấy ý kiến về vấn đề xây dựng văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” thành di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể, vậy văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” có thể xây dựng hồ sơ DSVH phi vật thể?

- DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH thì DSVH phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2021/NĐ-CP nêu trên đã cụ thể hóa khoản 1 Điều 1 Luật DSVH sửa đổi, bổ sung năm 2009: DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Và như vậy, dù đảm bảo các tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định 98/2021/NĐ-CP là có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ thì văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” cũng không thể trở thành DSVH phi vật thể để lập hồ sơ đưa vào Danh mục DSVH phi vật thể quốc gia vì không nằm trong danh mục: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian.

“Bộ đội Cụ Hồ” viết nên thiên anh hùng ca bất hủ của quân đội ảnh 1

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bên các phần mộ các anh hùng liệt sĩ khuyết danh tỉnh Tây Ninh.

“Bộ đội Cụ Hồ” được xác định là giá trị văn hóa độc đáo thời đại Hồ Chí Minh. Ông có thể phác họa những nét tiêu biểu đã làm nên những giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”?

- Danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, được lưu giữ trong lòng nhân dân, trở thành giá trị văn hóa quân sự tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một QĐND, do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”. “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh”, “Bộ đội Cụ Hồ” còn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Khi Tổ quốc bị xâm lăng, những người lính Cụ Hồ luôn có mặt ở tuyến đầu trên trận tuyến chống quân thù. “Bộ đội Cụ Hồ” đã cùng dân tộc Việt Nam đi qua những năm tháng gian khổ, đã vượt qua chặng đường dài đầy mưa bom, bão đạn, chiến đấu và chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh. Trong điều kiện hòa bình, họ lại tình nguyện đến những địa bàn khó khăn, đảm nhiệm những nhiệm vụ gian khổ nhất.

Vì sự toàn vẹn lãnh thổ, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, máu của những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn đổ xuống. Đó là những cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi giúp dân trong cơn lũ dữ hay những phi công quên mình điều khiển máy bay gặp nạn bay xa khu dân cư, tránh tổn thất cho đồng bào… Sự hy sinh thầm lặng mà cao cả vì nhân dân của cán bộ, chiến sĩ quân đội cả trong thời chiến và thời bình đã, đang và còn tạo nên những giá trị văn hóa đậm nét xuyên suốt mọi thời đại.

Vì vậy, sự biểu đạt ngắn gọn, sâu sắc và thiêng liêng nhất về bản chất, truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam anh hùng, quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân là: danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” - bộ đội của dân, do dân và vì dân.

Giá trị văn hoá quân sự của “Bộ đội Cụ Hồ” đã và đang thể hiện sâu sắc ở tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, luôn xung kích đi đầu, đứng vững ở nơi “đầu sóng ngọn gió”: vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi khó khăn, gian khổ và chiến tranh ác liệt nhất; sẵn sàng chiến đấu, hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ biển đảo quê hương, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ nhân dân; tuyệt đối trung thành với Đảng, trọn hiếu với nhân dân; luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó.

Đặc biệt, phát huy tinh thần “Vì nhân dân quên mình”, “Vì nhân dân hy sinh”, trong các đợt cao điểm phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân nêu cao tinh thần dấn thân, sẵn sàng hy sinh, chấp nhận gian khổ, khắc phục mọi khó khăn để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Điều đó thể hiện “mối quan hệ máu thịt”, tình quân dân như “cá với nước” của cán bộ, chiến sĩ quân đội với nhân dân ta, viết nên thiên anh hùng ca bất hủ của quân đội “bách chiến bách thắng”,“đi dân nhớ, ở dân thương” là “Bộ đội Cụ Hồ”.

Những đặc trưng cơ bản của danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” được cô đúc trong lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/1964) là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Và như vậy, danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” là sự kết tinh những nét đặc sắc nhất, trở thành giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, bản chất, truyền thống quân đội cách mạng; vừa thể hiện tư tưởng, phong cách, đạo đức lãnh tụ Hồ Chí Minh; vừa thể hiện tình cảm sâu sắc và sự tin tưởng của nhân dân ta đối với toàn thể cán bộ, chiến sĩ quân đội.

“Bộ đội Cụ Hồ” viết nên thiên anh hùng ca bất hủ của quân đội ảnh 2

Người dân bị giãn cách tại TP HCM nhận nhu yếu phẩm từ tay bộ đội.

Nghị quyết tại Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ 2020-2025 xác định rõ các chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới và coi đây là giải pháp nền tảng để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Ngày 28/12/2021, Quân ủy Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 847-NQ/QUTW về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới. Từng giữ cương vị Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, ông có thể cho biết ý nghĩa về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình hiện nay?

- Có thể khái quát biểu hiện đặc trưng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở các phương diện sau: Tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như ruột thịt; tinh thần tự lực, tự cường dũng cảm vô song, mưu trí, sáng tạo, không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt; lạc quan và luôn tu dưỡng, rèn luyện của người quân nhân cách mạng và dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh; nêu cao tinh thần quốc tế vô sản.

Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là hệ thống chuẩn mực, giá trị nhân cách của người quân nhân cách mạng, làm cho hình ảnh người chiến sĩ QĐND Việt Nam luôn tỏa sáng trong lòng nhân dân, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Bất luận xuất thân từ thành phần nào, dân tộc nào, hễ tham gia quân đội thì người chiến sĩ trong đội quân đó đều được giáo dục những phẩm chất của nhân cách Việt Nam và nhân cách Hồ Chí Minh. Hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” ở thời đại mới là sự học tập, kế thừa, kết tinh, phát triển và nâng cao giá trị con người Việt Nam truyền thống từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

Bởi vậy, việc bồi đắp, phát huy truyền thống, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; cũng là một trong nhiều nội dung, nhiệm vụ trong quá trình xây dựng Quân đội ta trưởng thành và chiến thắng.

Trong điều kiện đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng thì việc phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” đang là yêu cầu đặt ra cấp thiết. Phát huy truyền thống, bản chất, hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân phải trở thành lẽ sống, phương châm hành động của cán bộ, chiến sĩ toàn quân và tỏa sáng trong đời sống xã hội. Đây cũng là cơ sở vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trân trọng cảm ơn Thượng tướng!

Đọc thêm

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo
(PLVN) -  Việc tổ chức lấy kiến nhân dân rộng rãi lần này đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới…

'Áo mới' cho TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Ngày 20/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Triển khai hiệu quả hợp tác, thúc đẩy quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng phát triển

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Chiều 21/3/2023, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 20 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Kỹ thuật.

Giao tiếp, ứng xử với tổ chức, công dân: Cán bộ, công chức cần có tác phong, thái độ đúng mực

Cán bộ, công chức, viên chức cần có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực. (Ảnh minh họa. Nguồn: tuoitrethudo)
(PLVN) -  Trong giao tiếp, ứng xử với tổ chức và công dân, cán bộ, công chức, viên chức cần có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, văn minh, không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân.

Lâm Đồng sắp có 2 tân giám đốc sở

Ông Hoàng Sĩ Bích (thứ 2 từ trái sang) sẽ là tân Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng. Ảnh: Duy Danh
(PLVN) - Chủ tịch huyện Lâm Hà và Bí thư huyện ủy Bảo Lâm sẽ lần lượt được điều động đến công tác, bổ nhiệm làm Giám đốc các Sở NN&PTNT và VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng.

Bịt các "lỗ hổng" để không thể tham nhũng

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí trả lời tại phiên chất vấn.
(PLVN) - Chiều nay, 20/3, tiếp tục chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC). Giải pháp hoàn thiện thể chế qua các vụ án tham nhũng là vấn đề được các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn.

Nâng cao chất lượng xét xử án hành chính

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa đặt câu hỏi chất vấn.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án sáng nay, 20/3, nhiều đại biểu quan tâm đến việc nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính.