Bí thư Quảng Bình nói gì khi cán bộ đầu ngành được bổ nhiệm quá trẻ?

Ông Hoàng Đăng Quang: “Trẻ hóa cán bộ là thực hiện nghiêm chỉ thị của Trung ương về cán bộ trẻ trong cấp ủy”
Ông Hoàng Đăng Quang: “Trẻ hóa cán bộ là thực hiện nghiêm chỉ thị của Trung ương về cán bộ trẻ trong cấp ủy”
(PLO) - Chưa từng có trong lịch sử một số sở, ngành, địa phương ở Quảng Bình, khi một số cán bộ được bổ nhiệm vị trí đứng đầu lúc vừa tròn 39, 40 tuổi. Thực tế trên đã, đang tạo nên những “màu sắc” mới trong một Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh có độ tuổi bình quân đầu nhiệm kỳ xấp xỉ 50. 

Cán bộ trẻ thường được đào tạo bài bản, có nhiệt huyết làm việc, cống hiến nhưng điểm hạn chế là thiếu cọ xát và ít “va đập” thực tiễn. Sử dụng cán bộ trẻ ngoài việc phải chuẩn bị một quy trình bài bản, còn đòi hỏi một sự mạnh dạn và tầm nhìn dài hạn từ tổ chức. Ông Hoàng Đăng Quang - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình trao đổi xung quanh chủ đề này.

“Gối đầu” trong quy hoạch cán bộ

Công tác cán bộ là khâu then chốt trong xây dựng Đảng, với các nhiệm vụ quan trọng như quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... Vấn đề này đang được thực hiện như thế nào tại các cấp uỷ các cấp ở Quảng Bình, thưa ông?

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định chủ đề xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng là “Tạo chuyển biến tích cực, tạo sức bật mới trong công tác cán bộ”. Ngoài ra, còn ban hành Chương trình hành động số 08-CTr/TU về đổi mới công tác cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020..., nhờ đó, công tác này của tỉnh đã có những chuyến biến quan trọng.

Cụ thể, ngay đầu nhiệm kỳ này, chúng tôi xây dựng quy hoạch cho nhiệm kỳ tới và hàng năm. Cấp ủy các cấp đã thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, chú trọng dự nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ khoa học, quan tâm dự nguồn cán bộ được đào tạo cơ bản, chính quy, đảm bảo 3 độ tuổi... đưa vào quy hoạch. 

Ngoài ra, còn ban hành chương trình, kế hoạch và quy định các chính sách đào tạo, thu hút cán bộ trình độ cao; tạo điều kiện để họ được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ, kể cả đào tạo ở nước ngoài. 

Gần đây, sau khi phê duyệt quy hoạch cán bộ các cấp theo thẩm quyền nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho 80 cán bộ; phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực III mở 2 lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Bí thư cấp xã nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh đã xác định luân chuyển, điều động cán bộ là khâu đột phá trong đổi mới công tác cán bộ. Vì thế, từ đầu năm 2010 đến nay, đã luân chuyển, điều động 206 lượt cán bộ, gắn với thực hiện bố trí một số chức danh cán bộ không phải là người địa phương ở các ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an... 

Trong số cán bộ luân chuyển, có 83 lượt cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy luân chuyển về giữ các chức Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp huyện; điều động về tỉnh 53 trường hợp; đồng thời đã thực hiện thí điểm luân chuyển 3 cán bộ cấp phòng ở tỉnh về làm Bí thư cấp xã, nay đã bổ nhiệm phó ngành cấp tỉnh.

Từ đầu năm 2010 đến nay, Quảng Bình đã luân chuyển, điều động 206 lượt cán bộ
Từ đầu năm 2010 đến nay, Quảng Bình đã luân chuyển, điều động 206 lượt cán bộ

Đánh giá cán bộ đúng mới sử dụng đúng cán bộ

Bố trí, luân chuyển và sử dụng cán bộ là một vế rất quan trọng, bởi chọn đúng người, đặt đúng vị trí thì sẽ thành công. Nhưng thực tế, việc đánh giá cán bộ để ra quyết định đúng, ở một số nơi vẫn được xem là khâu khó, có khi còn thiếu tiêu chí thực hiện... Thực tiễn công tác xây dựng Đảng ở Quảng Bình có đối mặt với những vấn đề này, thưa ông?

Công tác đánh giá cán bộ vẫn là khâu khó, khâu yếu trong công tác cán bộ của tỉnh, nên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp để khắc phục. Trong nhiệm kỳ trước, công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm đã được các cấp ủy, đơn vị trong tỉnh thực hiện gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. 

Còn trong nhiệm kỳ này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nên đã cải thiện đáng kể những yếu kém của công tác đánh giá cán bộ. 

Đánh giá cán bộ đúng mới sử dụng đúng cán bộ. Tỉnh đã kết hợp đánh giá cán bộ định kỳ với việc theo dõi, nhận xét thường xuyên; đánh giá toàn diện nhưng chủ yếu là qua kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, kết hợp với sự giám sát và tín nhiệm của quần chúng nhân dân. 

Từ việc đánh giá cán bộ tốt, công tác bố trí, luân chuyển, điều động cán bộ của tỉnh càng được thực hiện chặt chẽ; bổ nhiệm đúng người, đúng việc; điều động, luân chuyển cán bộ trẻ theo kế hoạch và phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương, ngành, lĩnh vực đó.

Theo quan sát, một số cán bộ đứng đầu tại một số địa phương, sở, ngành quan trọng của Quảng Bình đang có tuổi đời tương đối trẻ, thậm chí trẻ nhất từ trước tới nay ở ngành, địa phương đó. Việc sử dụng cán bộ trẻ có phải là tín hiệu cho thấy, sắp tới sẽ có nhiều nét mới trong bộ máy, nhất là với những cán bộ tham gia cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025?

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 52 đồng chí, trong đó, có 23 đồng chí có tuổi đời từ 50 tuổi trở xuống, chiếm 44,3%; độ tuổi bình quân đạt 49,98 tuổi. Có hơn 1/2 Ban Chấp hành Đảng bộ là cán bộ trẻ được trưởng thành và ghi nhận. 

Việc quan tâm đội ngũ cán bộ trẻ là chiến lược, chính sách lâu dài không chỉ cho nhiệm kỳ hiện tại mà các giai đoạn tiếp theo. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ còn là thực hiện nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về tỷ lệ cán bộ trẻ trong cấp ủy, cán bộ lãnh đạo.

Thời gian qua, tỉnh đã bố trí, phân công, điều động và luân chuyển các đồng chí Tỉnh ủy viên trẻ về giữ các chức vụ chủ chốt ở các sở, ngành và địa phương. Một số đồng chí cán bộ trẻ đang giữ các chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thể thao hay Bí thư cấp ủy huyện Quảng Ninh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh... để tiếp tục đào tạo, rèn luyện. 

Sở TN&MT Quảng Bình là một trong những sở có lãnh đạo trẻ đã trải qua thực tiễn ở cơ sở
Sở TN&MT Quảng Bình là một trong những sở có lãnh đạo trẻ đã trải qua thực tiễn ở cơ sở

Cam kết và “hậu kiểm” cam kết của cán bộ  trẻ 

Cách sử dụng cán bộ trẻ ở Quảng Bình như thế nào để vừa phát huy được trí tuệ, sức trẻ, nhiệt huyết cống hiến nhưng lại hạn chế được những điểm hạn chế mà cán bộ trẻ thường vấp phải như thiếu cọ xát, ít thực tiễn và chưa đủ độ chín cần thiết về mặt chính trị, thưa ông?

Không gì chứng minh rõ hơn năng lực, trình độ của cán bộ trong thực tiễn công tác. Các cán bộ trẻ được bố trí giữ các chức vụ chủ chốt của tỉnh, các sở, ngành, địa phương hiện nay đều đã được rèn luyện qua thực tiễn ở cơ sở, có người đã tham gia cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ thứ hai. Bên cạnh sự quan tâm của tỉnh, bản thân họ cũng phải thể hiện được năng lực qua thực tiễn công tác thì mới được tin tưởng bầu vào cấp ủy hay cất nhắc giữ chức vụ cao hơn. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy không chỉ luân chuyển, điều động cán bộ trẻ để đảm bảo chỉ tiêu, mà còn quan tâm, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ và có cả những điều kiện ràng buộc về trách nhiệm, quá trình phấn đấu của họ. 

Theo Quy định số 01-QĐ/TU của Tỉnh uỷ Quảng Bình, ngay khi cán bộ  được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm thì phải ký cam kết trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Hằng năm, tỉnh lấy phiếu đánh giá từ dưới lên, nếu cán bộ không nỗ lực phấn đấu, vi phạm quy định thì sẽ bị điều chuyển công tác hoặc tùy mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật. 

Cụ thể, trong năm 2016, cấp tỉnh có 9 trường hợp, cấp huyện có 10 trường hợp và cấp xã có 8 trường hợp vi phạm cam kết theo Quy định số 01-QĐ/TU, đã bị xử lý theo đúng quy định... 

Điều này không chỉ cảnh tỉnh, răn đe đối với đội ngũ cán bộ nói chung, mà còn nhắc nhở những bộ trẻ để họ tự soi mình, ràng buộc mình và phấn đấu, rèn luyện tốt hơn. Như vậy, vừa có thể phát huy được trí tuệ, sức trẻ, nhiệt huyết cống hiến... của họ, nhưng cũng hạn chế được những điểm hạn chế mà cán bộ trẻ thường va vấp như thiếu cọ xát, ít thực tiễn và chưa đủ độ chín cần thiết về mặt chính trị. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Nhiều sở, ngành trọng yếu đã có cán bộ trẻ

Sau khi trúng cử BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI, Giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Bình Đinh Hữu Thành đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Bình khi chưa tròn 40 tuổi. Cũng ở độ tuổi này, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Bình Phan Mạnh Hùng đã được điều động luân chuyển giữ chức Bí thư Huyện ủy Quảng Ninh hồi cuối năm 2015, sau khi chính thức tham gia cấp ủy tỉnh.

Đầu năm nay, Thượng tá Bùi Quang Thanh - Trưởng Công an Thị xã Ba Đồn cũng chính thức được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình khi vừa tròn 40 tuổi. Tại huyện Quảng Trạch, nơi đang xây dựng công trình nhiệt điện gần 2 tỷ USD - được xác định là dự án động lực của tỉnh này, cũng có Chủ tịch huyện trẻ tuổi từ hồi tháng 5/2017, đó là ông Nguyễn Xuân Đạt - nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương... Ngoài ra, tại nhiều sở, ngành khác ở Quảng Bình cũng đang có những người đứng đầu thuộc thế hệ 7x. 

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.