Bị hại “đi mây về gió” trong "kỳ án" hiếp dâm" ở Vĩnh Phúc?

Cùng một khoảng thời gian nhưng bị hại đã xuất hiện tại 3 địa điểm để làm việc với 3 nhóm người khác nhau. Còn bị cáo cũng có khả năng tương tự khi cùng lúc có mặt ở hai nơi để ký vào hai biên bản làm việc. Đây có phải là “chuyện bình thường trong những vụ án nóng” như lập luận của Kiểm sát viên?.

[links()]Cùng một khoảng thời gian nhưng bị hại đã xuất hiện tại 3 địa điểm để làm việc với 3 nhóm người khác nhau. Còn bị cáo cũng có khả năng tương tự khi cùng lúc có mặt ở hai nơi để ký vào hai biên bản làm việc. Đây có phải là “chuyện bình thường trong những vụ án nóng” như lập luận của Kiểm sát viên?.

Chiếc áo tang vật này đã bị đứt 3 khuy, nhưng CQĐT đã không tìm thấy chiếc khuy nào ở hiện trường vụ án.
Chiếc áo tang vật này bị đứt 3 khuy, nhưng CQĐT đã không tìm thấy chiếc khuy nào ở hiện trường vụ án.

Đâu là hiện trường vụ va chạm xe?

Như PLVN đã đề cập thì Giấy điều trị thể hiện bị hại Đ. vào Trạm y tế Thị trấn Hương Canh, huyện Bình xuyên khám thương lúc 14h20 ngày 7/8/2011. Không biết quá trình khám thương này kéo dài đến lúc nào nhưng chỉ biết rằng, 40 phút sau (15h) thì chị Đ. kết thúc việc trình báo sự việc tại Trụ sở Công an T.T Hương Canh (có lập biên bản ghi nội dung trình báo). Chưa tính thời gian di chuyển thì trong 40 phút, người ta có thể hoàn thành 2 công việc như trên được không?.

Biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện, từ 13h40 đến 16h30 chiều 7/8/2011, bị hại đã có mặt tại hiện trường vụ án để khám nghiệm hiện trường cùng lực lượng công an. Vậy là trong chiều, bị hại Đ. vừa làm việc tại trụ sở Công an Thị trấn, vừa làm việc tại hiện trường vụ án trong khi hai địa điểm này cách nhau khoảng 2-3 km. Cả hai biên bản đều thể hiện chị Đ. làm việc liên tục, không bị gián đoạn bởi các công việc khác.

Lý giải với Hội đồng xét xử, chị Đ. khai: “Chiều 7/8, tôi không có mặt để tham gia khám nghiệm hiện trường mà làm việc tại Công an TT Hương Canh. Làm việc xong thì trời tối nên tôi về nhà luôn. Chỉ có chồng tôi ở đó. Lúc điểm chỉ vào biên bản, tôi cũng không đọc vì tin tưởng các anh Điều tra viên” 

Như vậy, chưa nói tới việc vắng mặt bị hại khi khám nghiêm hiện trường là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì đã có dấu hiệu của một vụ “hợp thức hóa” chứng cứ kết tội. Nguy hiểm hơn, không có bị hại thì lấy cơ sở nào để khẳng định địa điểm mà công an tiến hành khám nghiệm đúng là hiện trường vụ án, nhất là khi bị cáo khăng khăng rằng “vụ va chạm giao thông ở ngã tư đường” (tức là cách chỗ công an khám nghiệm khoảng 100m). Cũng không có kết luận của cơ quan giám định xem dấu vết để lại hiện trường có phù hợp với lời khai của chị Đ. về việc bị ngã xe ở đây không?.

Trong khi bị hại Đ. khai:“Hung thủ giật đứt 3 cúc áo, 1 cúc quần của tôi lúc vật nhau trên bãi cỏ, gần chỗ ngã xe”. Tuy nhiên, ở hiện trường vụ án, cơ quan công an đã không thu giữ được bất cứ vật gì, kể cả 1 trong 4 chiếc khuy được coi là bị đứt và rơi ở đây.

Còn về hiện trường do Bộ khai, kiểm sát viên thừa nhận “lúc này, chưa có lời khai của Bộ về việc va chạm xe ở ngã tư nên CQĐT đã không đến địa điểm này để xem xét”. Như vậy có thể thấy, cũng không có chứng cứ gì để bác bỏ lời khai của bị cáo về việc hiện trường vụ tai nạn giao thông ở gần giữa ngã tư đường cả.

Bị cáo có “3 đầu 6 tay”?

Việc 1 người xuất hiện ở hai nơi không phải là hiếm trong vụ án này. Theo biên bản thì 15h40 ngày 8/8, Bộ vẫn có mặt ở nhà để ký biên bản “giao nộp vật chứng” là chiếc xe Wave của mình cho công an. Nhưng trước đó 10 phút, thì Bộ đã có mặt cách đó 3km, tại trụ sở Công an huyện Bình Xuyên để “xem xét dấu vết trên thân thể”.

Bộ khai: “Bị cáo được công an đến mời lên ủy ban làm việc nhưng bị dẫn giải lên công an huyện luôn, từ lúc 2h. Khi vào phòng làm việc, bị cáo bị 3 cán bộ công an đánh, ép nhận tội rối bắt ký vào một số giấy tờ. Sau đó thì mới có chị Vân  đến xem xét dấu vết trên thân thể”.

Luật sư bào chữa cho Bộ đánh giá: “Việc xem xét dấu vết trên thên thể Bộ là vi phạm nghiêm trọng Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự  vì lúc này, Bộ chưa có quyết định tạm giam, tạm giữ, chưa phải là bị can. Mặt khác, việc xem xét này lại do nữ giới (Y sỹ Vân) thực hiện”. Sau đó, CQĐT cũng không trưng cầu giám định xem những vết xước này có phù hợp với vết cào cấu từ tay bị hại Đ. lúc vật lộn hay không?.

Tại phần luận tội, Kiểm sát viên mô tả hành vi “cướp điện thoại” rằng: “Trong lúc vật lộn, Bộ thấy điện thoại di động của chị Đ. rơi ra nên đã cầm lấy. Một tay Bộ giữ 2 tay chị Đ. (lúc đó, chị Đ. nằm ngửa, 2 tay vòng lên đầu). Tay kia Bộ dùng giật đứt cúc quần…”. Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho rằng không thể 1 tay của bị cáo vừa cầm điện thoại, vừa giữ được 2 tay chị Đ trong lúc chị Đ. giẫy dụa chống cự quyết liệt, nên luật sư đề nghị HĐXX cho thực nghiệm điều tra.

Tuy thừa nhận việc thực nghiệm điều tra này không thể tiến hành ở phiên xử được nhưng kiểm sát viên vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị xử phạt Bộ 6-7 năm tù về hai tội: Hiếp dâm và Cướp tài sản.

Với những dấu hiệu bất thường trên, thiết nghĩ TAND huyện Bình Xuyên cần xem xét toàn diện các chứng cứ của vụ án để đưa ra phán quyết khách quan và đúng pháp luật.              

Bình luận về những bất thường trong vụ án này, Luật sư Đinh Duy Hải (VPLS Band H, Hà Nội) cho biết:

- Một nguyên tắc quan trọng được quy định trong Bộ luật tố tụng Hình sự là “lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với chứng cứ khác trong vụ án”.Nhưng trong vụ án này, các lời khai và chứng cứ quan trọng có nhiều mâu thuẫn. Rồi “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo không buộc phải chứng minh là mình vô tội” nhưng qua những gì diến ra ở Tòa, có thể thấy chứng cứ kết tội là rất mơ hồ: Không có nhân chứng; vật chứng không được thu thập kịp thời; Biên bản có dấu hiệu lập khống?

Ông đánh giá thế nào khi KSV lý giải “đối với vụ việc nóng, cần điều tra nhanh thì có thể có chuyện, 1 người làm nhiều việc khác nhau, chạy đi chạy lại. Đây là huyện bình thường”?.

- Không thể biện minh như vậy được, vì biên bản có thể hiện việc “chạy đi, chạy lại” đâu. Đã là án “nóng”, án nghiêm trọng, án có hình phạt cao thì càng phải cẩn trọng, tránh làm oan người vô tội. Nếu cho đây là chuyện bình thường thì tôi đề nghị cơ quan chức năng cần rà soát lại tất cả các vụ án được coi là “bình thường” ở đây.

Khoa Lâm

Đọc thêm

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.