Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương hoàn thành sứ mệnh, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế vỡ oà cảm xúc

Những bệnh nhân cuối cùng tại Bệnh viện Dã chiến số 1. Ảnh: Kim Dung - Trung Sơn
Những bệnh nhân cuối cùng tại Bệnh viện Dã chiến số 1. Ảnh: Kim Dung - Trung Sơn
(PLVN) - Trong chiều 28/2, 45 bệnh nhân COVID-19 cuối cùng tại Bệnh viện Dã chiến 1 được chuyển sang Bệnh viện Dã chiến 3. Những bệnh nhân cuối cùng rời đi, Bệnh viện Dã chiến số 1 hoàn thành sứ mệnh điều trị COVID-19. Hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế tại đây như vỡ òa cảm xúc.

16h15 ngày 28/2, bầu trời một màu âm u xám xịt, mưa bắt đầu rơi nặng hạt hơn. Trong chiều 28/2, 45 bệnh nhân COVID-19 cuối cùng tại Bệnh viện Dã chiến 1 được chuyển sang Bệnh viện Dã chiến 3. Sau đó, toàn bộ Bệnh viện được phun khử khuẩn và trở lại trạng thái hoạt động bình thường sau 2 tuần tới.

8 bệnh nhân cuối cùng tại Bệnh viện Dã chiến số 1 đứng xếp hàng trước sảnh điều trị, nhân viên y tế lần lượt gọi tên từng người, mỗi xe cứu thương chở 4 bệnh nhân. Ai nấy đều “tay xách nách mang”, miệng thúc giục nhau nhanh chóng xếp đồ rồi lên xe kẻo bị ướt.

Cảm giác như vỡ òa sau hơn một tháng cùng các bệnh nhân chiến đấu với COVID-19, BS. Ngô Văn Việt (Phó Giám đốc Trung tâm y tế TP Chí Linh, nơi được sử dụng làm Bệnh viện dã chiến số 1) cho biết: “Niềm vui lớn nhất là tình hình dịch bệnh chung của cả tỉnh đã được đẩy lùi, không có bệnh nhân diễn biến quá nặng. Điều quan trọng nhất là các nhân viên y tế tại Bệnh viện Dã chiến số 1 không ai bị lây nhiễm. Đó là cơ sở để TTYT Chí Linh có thể sẵn sang quay trở lại phục vụ bà con nhân dân. Sau khi chuyển hết bệnh nhân sang Bệnh viện Dã chiến số 3, chúng tôi vẫn cử một đội quân tinh nhuệ nhất bao gồm 3 bác sĩ và 4 điều dưỡng túc trực tại đó để hỗ trợ điều trị bệnh nhân cho đến khi ổn định”.

Là một trong 2 lái xe tại Bệnh viện Dã chiến số 1, anh Nguyễn Đăng Thu (41 tuổi) đã tham gia vào cuộc chiến Covid-19 ngay từ những ngày đầu tiên. Ảnh: Kim Dung - Trung Sơn
  Là một trong 2 lái xe tại Bệnh viện Dã chiến số 1, anh Nguyễn Đăng Thu (41 tuổi) đã tham gia vào cuộc chiến Covid-19 ngay từ những ngày đầu tiên. Ảnh: Kim Dung - Trung Sơn 

Cửa xe cứu thương đóng lại, đèn báo hiệu bật sáng, chiếc xe lao đi nhanh trong màn mưa. Quãng đường từ Bệnh viện Dã chiến số 1 sang Bệnh viện Dã chiến số 3 chưa đầy 6km, thế nhưng trong 10p lái xe ấy, biết bao cảm xúc lẫn lộn hiện lên trên đôi mắt của lái xe Vương Quốc Oanh. Anh chia sẻ, hai ngày nay anh chạy liên tục để chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Dã chiến 3.

Bình thường, nghe thấy tiếng còi xe hú inh ỏi mọi người đều chắc mẩm lại có ca bệnh mới đây, thế nhưng hôm nay lại khác, anh mang trên mình trọng trách lái chiếc xe “giải cứu” cho TTYT Chí Linh.

“Tuy vất vả, nhưng tôi thấy phấn chấn hẳn, đây là chuyến xe cuối cùng rồi, TTYT Chí Linh sắp được trở lại như xưa rồi”, anh Oanh chia sẻ.

Phun khử khuẩn xe cứu thương sau khi chở bệnh nhân COVID- 19. Ảnh: Kim Dung - Trung Sơn.
Phun khử khuẩn xe cứu thương sau khi chở bệnh nhân COVID- 19.  Ảnh: Kim Dung - Trung Sơn.

Là một trong 2 lái xe tại Bệnh viện Dã chiến số 1, anh Nguyễn Đăng Thu (41 tuổi) đã tham gia vào cuộc chiến COVID-19 ngay từ những ngày đầu tiên. Lúc đấy, cả Bệnh viện Dã chiến chỉ có 1 xe cứu thương, vừa đưa đón bệnh nhân vừa chở mẫu xét nghiệm.

Nhớ lại “hành khách” đầu tiên trong đợt dịch này, anh Thu kể: “Ngày đầu tiên tôi đón bệnh nhân H. ở khu Hưng Đạo, sau đó các ca bệnh liên tiếp xuất hiện, tôi lái xe liên tục từ 16-18 tiếng/ngày, cứ có bệnh nhân là lên đường, đôi khi cơm chẳng kịp ăn, chỉ dám chợp mắt ngủ một chút ngay trên xe trong lúc chờ bệnh nhân. Thời gian đầu, vì số lượng bệnh nhân tăng nhanh, tôi kiêm nhiệm thêm việc đưa đón các F1 đến khu cách ly, gần như làm việc liên tục không có thời gian nghỉ. Rồi vài lần chở bệnh nhân ra viện, do không thuộc đường, trời lại tối nên tôi bị lạc, tâm trạng lúc đấy cũng hơi lo sợ”.

Từng tham gia điều trị cho các bệnh nhân ngay từ những ngày đầu Hải Dương bước vào cuộc chiến, BS.Trương Mạnh Hùng (TTYT Chí Linh) tâm sự: “Khi bệnh nhân chuyển đi, tự dưng nhìn lại phòng bệnh hàng ngày lại cảm thấy trống trải. Tôi rất phấn khởi vì sắp tới TTYT Chí Linh sẽ trở lại vận hành bình thường và sau khi cách ly 14 ngày tôi sẽ quay trở lại với nhiệm vụ thường nhật hàng ngày tại khoa Y học cổ truyền”.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.