Báo cáo được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lại chỉ ra rằng, bệnh nhân này đã phải giành giật sự sống tại khu vực điều trị tích cực của bệnh viện Baoshan ở Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc trong suốt gần 2 tuần lễ sau khi mắc COVID-19.
Nhưng đội ngũ các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Côn Minh, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Hu Min, chỉ 4 ngày sau khi nhận mũi tiêm đầu tiên tế bào gốc cuống rốn, nữ bệnh nhân này đã phục hồi rất tốt và có thể tự đi lại.
“Mặc dù mới chỉ có duy nhất một trường họp như vậy, nhưng nó lại đóng vài trò hết sức quan trọng trong việc tạo động lực để thực hiện thêm các cuộc thử nghiệm lâm sàng điều trị cho các bệnh nhân COVID-19” – nghiên cứu được đăng tải trên website Chinaxiv.org chỉ ra.
Theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nữ bệnh nhân ở Vân Nam là 1 trong số 14 trường hợp thử nghiệm sử dụng liệu pháp tiêm tế bào gốc để điều trị COVID-19 ở Trung Quốc. Mặc dù liệu pháp còn gây tranh cãi, nhưng nhiều cơ quan và giới chuyên gia y tế hy vọng rằng nó có thể trở thành “phao cứu sinh” đối với các bệnh nhân có tình trạng nguy kịch.
Nữ bệnh nhân ở Côn Minh đến thành phố này vào ngày 21/1 trên một chuyến bay khởi hành từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và là tâm dịch COVI-19. Một tuần sau, bà bắt đầu bị ốm và sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi và ho nhiều nên tìm đến một bệnh viện công. Bà được chẩn đoán nhiễm COVID-19, sau đó bà được chuyển tới bệnh viện Bảo Sơn.
Theo các hướng dẫn khắt khe của chính phủ Trung Quốc trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona, các bác sĩ ở bệnh viện Bảo Sơn ban đầu sử dụng một loại thuốc chống virus và kháng sinh cho nữ bệnh nhân – người cũng mắc bệnh tiểu đường loại 2 – và cho bà thở dưỡng khí. Tình trạng của bà ban đầu có vẻ được cải thiện nhưng sau nhanh chóng trở nên tồi tệ nên phải chuyển tới khu vực điều trị tích cực từ ngày 1/2.
Kể từ đó, tình trạng bệnh không thuyên giảm, và bởi sức khỏe nữ bệnh nhân trở nên nguy kịch, nhiều tổ chức nội tạng bị suy nên các bác sĩ quyết định phải hành động nhanh chóng. Sauk hi tham vấn với ủy ban các vấn đề đạo đức của bệnh viện và gia đình bệnh nhân, các bác sĩ đã quyết định áp dụng liệu pháp tế bào gốc vào ngày 9/2.
Tế bào gốc là các tế bào sinh họ có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào có đầy đủ chức năng khác để sản sinh ra màng tế bào, các cơ quan nội tạng và dịch cơ thể. Tế bào gốc được sử dụng trong trường hợp nữ bệnh nhân này là tế bào gốc lấy từ cuống rốn của trẻ sơ sinh, trong một phóng thí nghiệm.
Các bác sĩ quyết định sử dụng liệu pháp tế bào gốc là bởi các nghiên cứu trước đây cho thấy COVID-19 gây tổn hại nặng nề tới phổi, gan và nhiều tổ chức nội tạng khác. Các cuộc thử nghiệm trên động vật cho thấy tế bào gốc có thể sửa chữa những tổn hại đó.
Theo nghiên cứu mới nhất, bệnh nhân ở Côn Minh được tiêm 3 mũi đầu tiên vào ngày 9/2. Sau khi xác nhận không có phản ứng xấu đối với liều đầu tiên, nữ bệnh nhân tiếp tục được tiêm thêm đợt nữa chỉ 3 ngày sau đó. Vào ngày 13/2, bà đã có thể rời giường bệnh và đi lại được.
Nữ bệnh nhân được tiêm mũi cuối cùng vào ngày 15/2, và chỉ 2 ngày sau đã có thể rời khỏi khu điều trị tích cực. Những dấu hiệu sự sống của bà đã trở lại bình thường, và một cuộc xét nghiệm COVID-19 ở dịch cổ họng cho kết quả âm tính.
Theo bác sĩ Li Honghui, người từng tham gia các cuộc thử nghiệm tương tự ở bệnh viện trung tâm Loudi, tỉnh Hồ Nam, tiêm tế bào gốc có thể mang lại kết quả đáng kể chỉ trong vòng 3 ngày.
“Chúng ta không thể cứ gắn với các quy tắc, mà cần phải mạnh dạn và sáng tạo” – ông nói với tờ Hunan Daily.
Zhang Xinmin, Giám đốc công nghệ sinh học thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ở Bắc Kinh, trong cuộc họp báo ngày 15/2 về kết quả của các thí nghiệm tế bào gốc, nói rằng liệu pháp này là “an toàn và hữu hiệu”.
Các bệnh viện ở Hoàng Cương, một trong những thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19, đã nhận được lô mũi tiêm tế bào gốc đầu tiên trong tuần trước, và chúng sẽ sớm được sử dụng với 3 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch; theo hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Một báo cáo khác cũng đăng tải trên website Chinaxiv hôm thứ Sáu tuần trước cho hay, có 7 bệnh nhân nhiễm virus corona ở Bắc Kinh đã được áp dụng liệu pháp tế bào gốc và có kết quả tương tự như nữ bệnh nhân ở Côn Minh.
Công nghệ tế bào gốc xuất hiện từ những năm 1980 nhưng đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học ban đầu cân nhắc về việc sử dụng phôi người như nguồn lấy tế bào gốc, nhưng ý tưởng này lập tức vấp phải chỉ trích kịch liệt liên quan tới vấn đề đạo đức.
Cộng đồng khoa học sau đó đề xuất nhiều biện pháp thay thế để lấy tế bào gốc, như nuôi cấy tế bào gốc, nhưng sau bị dập do hàng loạt các vụ bê bối xảy ra ở Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc liên quan tới làm giả dữ liệu thí nghiệm.