Hà Nội: Kém ưu đãi nên… thiếu nhà ở xã hội

(PLO) - Tranh chấp tại các nhà chung cư thường bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là qui định về Quỹ bảo trì nhà chung cư chưa được thực hiện đầy đủ nhưng chưa có chế tài khi nhiều nhà đầu tư cố tình “chây ì”, chiếm dụng khoản tiền đáng lẽ phải đưa vào Quỹ. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội với UBND TP Hà Nội sáng qua (27/8) về việc thực hiện pháp luật về nhà ở trên địa bàn Thủ đô, nhiều ý kiến cùng tập trung mổ xẻ những vướng mắc của việc thực hiện qui định về Quỹ bảo trì nhà chung cư, nhất là đối với các nhà chung cư bán trước ngày Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực, nhà tái định cư.
Phạt chủ đầu tư chiếm dụng Quỹ bảo trì nhà chung cư
Với các qui định của pháp luật hiện hành về vấn đề Quỹ bảo trì nhà tái định cư, cả chủ đầu tư và người dân đều “kêu” khó thực hiện. Theo quy định, kinh phí bão trì phần sở hữu chung trong nhà chung cư đối với các nhà chung cư bán trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành (1/7/2006) bằng 2% giá trị bán căn hộ do chủ sở hữu đóng góp. 
Nhưng thực tế, qui định này “khó thực hiện, nhất là đối với nhà chung cư tái định cư. Chưa kể, thực trạng nhiều nhà đầu tư cố tình “chây ì”, chiếm dụng khoản tiền này không bàn giao lại cho Ban quản trị” – đại diện một số ban quản trị nhà chung cư phản ánh.
Bức xúc trước những vấn đề tồn tại do việc thực hiện các qui định về Quỹ bảo trì nhà chung cư không nghiêm, đại diện Ban Quản trị khu nhà T (Nhân Chính, Cầu Giấy) đề nghị quy định cụ thể việc thu, chi, quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đối với nhà chung cư bán trước ngày Luật nhà ở có hiệu lực. “Nên chăng thu phí bảo trì theo tháng hoặc hàng quý cũng với phí quản lý, sử dụng nhà chung cư” – đại diện này đưa ý kiến. 
Còn đại diện Ban quản trị khu chung cư KeangNam đề xuất, phải có chế tài cụ thể (nư ngay lập tức bị cắt điện, cắt nước…) đối với những hộ dân cố tình “chây ì” không chịu đóng phí bảo trì nhà chung cư và cả chế tài mạnh nếu chủ đầu tư chây ì không nộp phí bảo trì đối với phần diện tích mà họ quản lý.
Thừa nhận có tình trạng “một số chủ đầu tư dây dưa, chiếm dụng quỹ này”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh, “Quỹ bảo trì nhà chung cư luật giao cho Ban quản trị quản lý, nhưng việc thực hiện không nghiêm nên Bộ sẽ có ý kiến đề xuất để đưa vào dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) các chế tài cụ thể như phạt lãi suất, quy định rõ diện tích sở hữu chung, riêng để tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” thường gây ra những tranh chấp tại các nhà chung cư, nhất là các chung cư cao cấp với giá dịch vụ cao như hiện nay.”
Theo UBND TP Hà Nội, để giải quyết khúc mắc trong việc thực hiện qui định về Quỹ bảo trì nhà chung cư cần nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư phù hợp, quy định rõ trách nhiệm và chế tài đối với chủ đầu tư không thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý nhà chung cư…
Không “mặn mà” vì ít cơ chế ưu đãi
Đó là phản ánh của UBND TP với đoàn giám sát về tình trạng nhà ở xã hội (NƠXH) phát triển chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Tính đến nay, Hà Nội đã dành gần 1.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng 850 căn nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua và 1.532 phòng phục vụ chỗ ở cho hơn 10.000 công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long thuê. Ngoài một vài địa phương dành nguồn ngân sách để phát triển quỹ NƠXH thì việc huy động được các nguồn lực để phát triển quỹ NƠXH là rất khó. 
Theo UBND TP là do Luật hiện hành chỉ quy định ưu đãi miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất mà không có các chính sách ưu đãi cụ thể về thuế, tài chính, tín dụng, đầu tư… nên “hầu như không có nhà đầu tư nào tham gia xây dựng quỹ NƠXH”. Tình hình có chuyển biến sau khi có  Nghị quyết số 18 của Chính phủ và 3 quyết định cụ thể hóa nghị quyết này, phục vụ được nhu cầu lớn của người thu nhấp thấp ở Thủ đô.
Do đó, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất “phát triển NƠXH theo hướng quy định chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư như tăng tỷ lệ % lợi nhuận định mức, thuế suất ưu đãi VAT, thuế thu nhập doanh nghệp, cho phép chủ đầu tư dành tỷ lệ % nhà ở nhất định trong dự án để bán theo thị trường…. Nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất đối với số lượng nhà ở để bán theo giá thị trường khi kết thúc dự án theo tiến độ đã được cấp có thẩm quyền cho phép. Nhà nước chỉ thẩm định giá cho thuê, cho thuê mua trên cơ sở khung giá sàn của UBND cấp tỉnh, không thẩm định giá bán”. Những chính sách ưu đãi này cần được đưa vào Luật Nhà ở (sửa đổi) để thu hút đươc nhiều nguồn lực cho chính sách NƠXH./.
Với thực tế công nhân đang thuê nhà với giá 170 nghìn/5m2 (chia ra là 34 nghìn/1m2), cán bộ thuê nhà công vụ với giá 600 nghìn/100m2 (chia ra chỉ 6 nghìn/1m2), ông Chu Sơn Hà - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP - cho rằng, tình trạng công nhân thuê nhà còn cao hơn cán bộ là nghịch lý khi khi thu nhập của cán bộ cao hơn mấy lần thu nhập của công nhân. Cho rằng, “đây là bất cập, cần phải xem xét”, ông Hà kiến nghị “không nên phát triển nhà ở công vụ. Nếu có thì chỉ dành cho cán bộ cấp cao, còn lại thì nên đưa vào lương để tạo nên sự công bằng”.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 áp dụng từ ngày 01/8/2024

(PLVN) - Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Kể từ ngày 01/8/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành, nhiều điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được áp dụng.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH Luật TP HCM và Đoàn Luật sư Tỉnh Khánh Hoà trong khuôn khổ hội thảo.

Luật mới có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp bất động sản

(PLVN) -  TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho rằng, mặc dù trong nhiều năm qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, nhưng với những sự thay đổi trong các văn bản pháp luật trụ cột của ngành gần đây, bức tranh bất động sản đang dần có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp…
UBND tỉnh Hải Dương tìm phương án tháo gỡ cho những nhà đầu tư

Rất nhiều dự án của Hải Dương đang chậm tiến độ

(PLVN) - Ngày 24/6, UBND tỉnh Hải Dương họp phiên thường kỳ tháng 6 (lần 8) để nghe và cho ý kiến một số nội dung báo cáo của các sở, ngành. Trong đó có báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương về các dự án chậm tiến độ do UBND các huyện, thị xã, thành phố chấp thuận đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng cao tốc kêu lỗ ở một số hạng mục. (Ảnh: PV)

Doanh nghiệp 'kêu than' vì định mức xây dựng thấp, Bộ Xây dựng nói gì?

(PLVN) - Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng giao thông và dân dụng trong những năm gần đây đều “kêu than” vì định mức xây dựng được quy định đang thấp hơn so với thực tế, khiến nhiều hạng mục doanh nghiệp phải bù lỗ. Bộ Xây dựng đang dự thảo sửa đổi nghị định về định mức ngành xây dựng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Nghị định. (Ảnh: VGP)

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động sàn bất động sản

(PLVN) -  Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 đáp ứng cho nhu cầu nhà ở XH trên địa bàn TP Hải Phòng.

Hải Phòng: Chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhằm triển khai kịp thời các Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND TP, Quyết định của UBND TP về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; bám sát các chỉ đạo tại Chương trình công tác năm 2024 của Thành uỷ và UBND TP, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, nội dung theo quy định, Hải Phòng đang chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân tại các chung cư cũ… Hiện thực hoá mục tiêu này, Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 với quy mô 4.456 căn nhà ở xã hội đang đẩy nhanh tiến độ.
Một dự án NƠXH trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội

Sở QH-KT Hà Nội đã đề xuất mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669 ha tại 8 quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín.
Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

(PLVN) - Ngày 11/6, đại diện Phòng quản lý đô thị (QLĐT) TP Đà Lạt đã có buổi làm việc với chủ đầu tư công trình Toà nhà CLB golf ở Đồi Cù, các nhà thầu thi công về việc tháo dỡ các công trình sai phạm xôn xao dư luận thời gian qua. Chủ đầu tư nêu ý kiến được triển khai tháo dỡ ngay nhưng theo đại diện UBND TP Đà Lạt thì chưa thể triển khai ngay do cần hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại chương trình. (Ảnh: TTXVN)

Thực thi 3 Luật mới liên quan đến bất động sản: Khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn

(PLVN) - Các Luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản như: Đất đai, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Việc thực thi các Luật mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những “điểm nghẽn” về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.