Một phần của bản án chia thừa kế tưởng chừng đã trôi vào “quên lãng” hơn 10 năm thì gần đây, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bỗng "ngả ngửa" khi nhận quyết định cưỡng chế. Điều vô lý là đương sự phía đối lập không có yêu cầu, nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn nhiệt tình “giúp”.
Mua bán ngay tình
Chị Nguyễn Thị Thúy, trú tại Khu tập thể trường Đại học Ngoại Thương (phường Láng Thượng, Đống Đa) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện chia thừa kế giữa các nguyên đơn là Thái Thị Khiêm, Thái Thị Nhường, Thái Thị Minh với bị đơn là ông Thái Gia Tiểm.
Chuyện bắt đầu từ tháng 11/1995, vợ chồng chị Thúy mua của anh Tiểm mảnh đất trên có nhà cấp 4 rộng 42m2 với giá 24 cây vàng. Khi đó, anh Tiểm cam đoan mảnh đất này anh là thừa kế duy nhất từ bố mẹ, không có tranh chấp hay thế chấp, tặng cho…Tin lời, vợ chồng chị Thúy đã thanh toán đầy đủ cho anh Tiểm và sửa chữa nhà để ở.
Mua bán ngay tình
Chị Nguyễn Thị Thúy, trú tại Khu tập thể trường Đại học Ngoại Thương (phường Láng Thượng, Đống Đa) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện chia thừa kế giữa các nguyên đơn là Thái Thị Khiêm, Thái Thị Nhường, Thái Thị Minh với bị đơn là ông Thái Gia Tiểm.
Chuyện bắt đầu từ tháng 11/1995, vợ chồng chị Thúy mua của anh Tiểm mảnh đất trên có nhà cấp 4 rộng 42m2 với giá 24 cây vàng. Khi đó, anh Tiểm cam đoan mảnh đất này anh là thừa kế duy nhất từ bố mẹ, không có tranh chấp hay thế chấp, tặng cho…Tin lời, vợ chồng chị Thúy đã thanh toán đầy đủ cho anh Tiểm và sửa chữa nhà để ở.
5 năm sau, tranh chấp mới phát sinh giữa những người anh em của anh Tiểm về chia thừa kế nhà đất. Bản án dân sự phúc thẩm số 194 ngày 15/9/2000 của TAND TP. Hà Nội nhận định: Hợp đồng mua bán nhà đất giữa anh Tiểm và vợ chồng chị Thúy là hợp đồng trái pháp luật vì anh Tiểm chỉ là một trong 5 thừa kế, việc bán nhà đất chỉ có anh Tiểm giao dịch các đồng sở hữu khác không biết, không đồng ý…Do đó, Tòa tuyên vợ chồng chị Thúy phải trả đất đã mua cho các thừa kế, còn anh Tiểm phải trả lại cho vợ chồng chị Thúy 24 lạng vàng và một số nghĩa vụ khác.
Bất thường trong thi hành án
Án có hiệu lực, ngày 12/10/2000, bà Nhường đại diện cho các đồng nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án (THA) gửi Đội THA quận Ba Đình (nay là Chi cục THA dân sự Ba Đình). Tuy nhiên, đây chỉ là các nội dung về việc chia thừa kế giữa nguyên đơn và bị đơn. Bà Nhường không yêu cầu những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải THA, trong đó có chị Thúy.
Trên cơ sở đơn yêu cầu, ngày 18/10/2000, Đội THA Ba Đình đã ra Quyết định THA số 595 để thi hành theo yêu cầu của bà Nhường, mà không có phần của chị Thúy (vì bà Nhường không yêu cầu). Cũng tại thời điểm này, chị Thúy cũng có đơn yêu cầu đề nghị thi hành khoản 24 cây vàng chị đã giao cho anh Tiểm khi mua đất và số tiền cải tạo nhà theo án tuyên. Tuy nhiên, yêu cầu của chị Thúy rơi vào quên lãng, anh Tiểm chưa trả vàng và chị cũng chưa trả đất do chưa có quyết định của cơ quan THA về việc này.
Sự việc tưởng “ngủ yên” sau hơn 10 năm, thì đột nhiên ngày 5/1/2011, Chi cục THA Ba Đình ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án, buộc chị Thúy phải trả đất. Tiếp đó, ngày 24/8/2011 là quyết định cưỡng chế buộc chị Thúy trả nhà, giao đất.
Đến đây có thể thấy, việc làm của THA Ba Đình rất khó hiểu. Trong khi nguyên đơn không có yêu cầu thì THA lại tự nguyện “giúp” bằng việc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung. Việc làm này là vượt quá yêu cầu của đương sự, trái với nguyên tắc THA. Thậm chí, trong trường hợp dù nguyên đơn có yêu cầu bổ sung đi nữa thì cũng đã hết thời hiệu THA (theo Pháp lệnh THA dân sự là 3 năm và theo Luật THA dân sự hiện hành là 5 năm, trong khi bản án có hiệu lực từ năm 2000). Một điều khó hiểu khác là chị Thúy cũng có đơn yêu cầu THA nhưng lại bị “quên” hơn 10 năm nay, đến giờ cũng không được đếm xỉa.
Khi PLVN đặt câu hỏi vì sao có quyết định sửa đổi, bổ sung THA nói trên và quyết định này có đúng luật không, Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự Ba Đình Nguyễn Văn Lạng “xin khất” trả lời và hứa sẽ cho kiểm tra lại vụ việc. Điều khó hiểu là chính ông Lạng là người ký quyết định nói trên.
Huy Hoàng
Bất thường trong thi hành án
Án có hiệu lực, ngày 12/10/2000, bà Nhường đại diện cho các đồng nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án (THA) gửi Đội THA quận Ba Đình (nay là Chi cục THA dân sự Ba Đình). Tuy nhiên, đây chỉ là các nội dung về việc chia thừa kế giữa nguyên đơn và bị đơn. Bà Nhường không yêu cầu những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải THA, trong đó có chị Thúy.
Trên cơ sở đơn yêu cầu, ngày 18/10/2000, Đội THA Ba Đình đã ra Quyết định THA số 595 để thi hành theo yêu cầu của bà Nhường, mà không có phần của chị Thúy (vì bà Nhường không yêu cầu). Cũng tại thời điểm này, chị Thúy cũng có đơn yêu cầu đề nghị thi hành khoản 24 cây vàng chị đã giao cho anh Tiểm khi mua đất và số tiền cải tạo nhà theo án tuyên. Tuy nhiên, yêu cầu của chị Thúy rơi vào quên lãng, anh Tiểm chưa trả vàng và chị cũng chưa trả đất do chưa có quyết định của cơ quan THA về việc này.
Sự việc tưởng “ngủ yên” sau hơn 10 năm, thì đột nhiên ngày 5/1/2011, Chi cục THA Ba Đình ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án, buộc chị Thúy phải trả đất. Tiếp đó, ngày 24/8/2011 là quyết định cưỡng chế buộc chị Thúy trả nhà, giao đất.
Đến đây có thể thấy, việc làm của THA Ba Đình rất khó hiểu. Trong khi nguyên đơn không có yêu cầu thì THA lại tự nguyện “giúp” bằng việc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung. Việc làm này là vượt quá yêu cầu của đương sự, trái với nguyên tắc THA. Thậm chí, trong trường hợp dù nguyên đơn có yêu cầu bổ sung đi nữa thì cũng đã hết thời hiệu THA (theo Pháp lệnh THA dân sự là 3 năm và theo Luật THA dân sự hiện hành là 5 năm, trong khi bản án có hiệu lực từ năm 2000). Một điều khó hiểu khác là chị Thúy cũng có đơn yêu cầu THA nhưng lại bị “quên” hơn 10 năm nay, đến giờ cũng không được đếm xỉa.
Khi PLVN đặt câu hỏi vì sao có quyết định sửa đổi, bổ sung THA nói trên và quyết định này có đúng luật không, Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự Ba Đình Nguyễn Văn Lạng “xin khất” trả lời và hứa sẽ cho kiểm tra lại vụ việc. Điều khó hiểu là chính ông Lạng là người ký quyết định nói trên.
Huy Hoàng