"Bắt mạch" 9 ngân hàng yếu kém sau sáp nhập

Trong số 9 ngân hàng yếu kém đã có 3 ngân hàng hợp nhất, 1 ngân hàng sáp nhập, 2 ngân hàng tự tái cơ cấu. Sau nhưng xáo trộn, mỗi một ngân hàng lại có những chuỗi câu chuyện khác nhau.

Trong số 9 ngân hàng yếu kém đã có 3 ngân hàng hợp nhất, 1 ngân hàng sáp nhập, 2 ngân hàng tự tái cơ cấu. Sau nhưng xáo trộn, mỗi một ngân hàng lại có những chuỗi câu chuyện khác nhau.
Có thể thấy, trong số những ngân hàng buộc phải sáp nhập, tái cơ cấu, đã có ngân hàng phải đánh đổi bằng việc mất thương hiệu, mất lãnh đạo, mất lợi nhuận..., để tránh đổ vỡ cho hệ thống và để đảm bảo quyền lợi cho hàng chục nghìn lao động.
SHB
Được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hồi tháng 8 năm 2012. Sau nhiều tháng ổn định cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, trong quý III/2012, SHB công bố báo cáo tài chính hợp nhất với lãi thuần giảm tới 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 385 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cùng vượt 1.000 tỷ đồng khiến trong quý III, SHB lỗ 1.700 tỷ đồng . Tính lũy kế đến ngày 30/9, SHB lỗ lũy kế tới 1.105 tỷ đồng.
Dù là ngân hàng được xếp vào hạng 1, nhưng một sự thật được ngay chính SHB thừa nhận, đó là sau sáp nhập, khoản lỗ nghìn tỷ trên là do các đơn vị kinh doanh của ngân hàng Habubank cũ lỗ lũy kế tới 1.715 tỷ đồng, nên SHB không thể bù đắp nổi.
Ngân hàng này đã phải đánh giá lại các khoản nợ thuộc các đơn vị kinh doanh của HBB và thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.
Liên quan tới nhân sự cấp cao trong SHB, chưa đầy 1 tháng thử thách ở vị trí Phó tổng giám đốc SHB sau sáp nhập, bà Bùi Thị Mai – nguyên tổng giám đốc Habubank, đã bị thuyên chuyển sang bộ phận thu hồi nợ từ ngày 1/11.
Một sự thật nữa cho thấy, SHB đã khá mạnh tay để gắn trách nhiệm người chịu trách nhiệm chính với các khoản nợ xấu.
Lãnh đạo SHB đã từng lý giải việc thuyên chuyển trên với báo giới, theo quy chế của ngân hàng, nhân sự làm phát sinh nợ xấu (tùy mức độ) sẽ bị điều chuyển về bộ phận thu hồi công nợ. Vậy nên, đó cũng là đúng với quy chế, quy định tại ngân hàng.
Cũng đề cập tới thương hiệu Habubank, cái tên vốn đã khá quen thuộc nay đã bị biến mất trên thị trường. Đồng thời, cổ phiếu ngân hàng này cũng được hoán đổi sang của phiếu SHB theo tỷ lệ 1HBB= 0,75 SHB.
Dù phải gánh lỗ, nhưng trong tương lai SHB sẽ có nhiều thuận lợi, như không phải chịu thuế trong 3 năm, mạng lưới được mở rộng do có thêm phần sẵn có của Habubank, gồm cơ sở vật chất và cả con người đã được đào tạo bài bản. Không những vậy, SHB cũng đã trở thành ngân hàng có kinh nghiệm trong mua bán sáp nhập.
Cũng trong tháng 8/2012, SHB đã trở thành cổ đông lớn (chiếm 50% vốn điều lệ) tại Công ty Bianfishco- công ty đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Đến nay, cơ cấu Hội đồng quản trị của Bianfishco cũng đã có khá nhiều người của SHB nắm giữ và tình hình hoạt động đã dần ổn định.
Thương hiệu Habubank đã biến mất trên thị trường sau sáp nhập vào SHB.
Thương hiệu Habubank đã biến mất trên thị trường sau sáp nhập vào SHB.
SCB
Sau khi được hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, TinNghiaxBank, FicomBank thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) từ cuối năm 2011, đến nay ngân hàng này đã có những bước cải thiện khá tốt.
Dù vậy, một sự thật cũng được lãnh đạo NHNN tiết lộ đó là cho đến nay, SCB vẫn còn khó khăn về chi trả. Tuy nhiên, mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho biết, về cơ bản, SCB vẫn đảm bảo các khoản chi trả bình thường cho công chúng. Tình hình tài chính ngân hàng thời gian tới sẽ được giải quyết cơ bản nếu phương án cơ cấu lại nợ toàn diện của SCB với ngân hàng bạn và khách hàng được xử lý.
Hiện NHNN đang xem xét phương án cơ cấu tài chính của ngân hàng để tạo điều kiện cho ngân hàng xây dựng chỉ tiêu tài chính cho năm 2013.
TienphongBank
Đây là một trong những ngân hàng may mắn không trở thành đối tượng bị sáp nhập, khi vào phút chót đã tìm được đối tác khá “hoành tráng” và thực hiện tái cơ cấu khá thành công. 
Hai nhân vật mới "nhảy" vào TienphongBank đó là hai anh em ông  Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn DOJI và Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc công ty Diana.
Theo giới thiệu của TienphongBank, ông Đỗ Minh Phú  cùng em trai Đỗ Anh, là những người sáng lập và xây dựng Công ty Diana. Trong năm 2011, thương vụ mua bán cổ phần Diana với tổ chức Unicharm của Nhật Bản được đánh giá là thương vụ đình đám của châu Á về mua bán, sáp nhập (M&A) do tạp chí Asia Assest bình chọn.
Hai “đại gia” tài giỏi này đã mang một luồng gió mới cho TienphongBank, khi bên cạnh đó vẫn còn những cổ đông chiến lược có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính như Công ty CP FPT, công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare, Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.
Trong năm 2012, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú đã cho biết, sẽ giảm được tỷ lệ nợ xấu, nâng vốn điều lệ tại TienphongBank. Đồng thời, trong năm 2013, sẽ nâng cấp, cải tạo các điểm giao dịch.
Trong ngày 29/12/2012 vừa qua, TienPhong Bank đã hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 5.550 tỷ đồng theo phương án đã thông qua từ đại hội đồng cổ đông và được UBCKNN chấp thuận. 
Theo TienphongBank, đợt tăng vốn này là bước quan trọng cuối cùng để khẳng định đề án tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của TienPhong Bank, khởi động từ sau ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 04/2012, đã thành công toàn diện. Mặc dù tái cơ cấu và hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng ngân hàng đã kinh doanh ổn định và có lãi. Cổ đông ngân hàng đã tin tưởng và đồng thuận tăng vốn giúp TienPhong Bank có nguồn lực vững chắc để phát triển. 
TienPhong Bank đã hoàn tất việc cải tổ cơ cấu tổ chức, thu hút được nhiều nhân tài nắm giữ các vị trí chủ chốt, đã áp dụng cơ chế quản trị điều hành hiện đại, với hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế.
Với nguồn vốn tăng thêm, TienPhong Bank sẽ đẩy mạnh nâng cao hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và đặc biệt đầu tư phát triển theo chiều sâu các sản phẩm dịch vụ mới là lợi thế riêng có của TienPhong Bank như kinh doanh vàng và tham gia ổn định thị trường vàng; phục vụ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; gia tăng các tiện ích ngân hàng trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ cao…

Trước đó một ngày (28/12/2012) TienPhong Bank cũng đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép gia nhập thị trường kinh doanh mua bán vàng miếng và hiện là một trong các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng đợt đầu tiên trên toàn hệ thống.

Ngoài các ngân hàng nêu trên vẫn còn bốn ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu gồm GPBank, Navibank, TrustBank và Western Bank hiện vẫn đang chưa công bố phương án tái cơ cấu.  Tại cuộc họp báo mới đây, Chánh thanh tra NHNN cho biết, khả năng chi trả của các ngân hàng này đến nay được đảm bảo, việc rút tiền hàng loạt không xảy ra. Tuy  nhiên, cụ thể như thế nào, sang năm 2013 sẽ rõ ràng hơn.
Theo VnMedia

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.