Bắt giữ 10 nghi phạm gián điệp

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 28/6 cho biết, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa bắt giữ 10 người bị tình nghi làm gián điệp cho Nga. Hồ sơ của Tòa án cho thấy, những người bị bắt giữ đã cố gắng thâm nhập vào giới hoạch định chính sách của Chính phủ Liên bang Mỹ.

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 28/6 cho biết, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa bắt giữ 10 người bị tình nghi làm gián điệp cho Nga. Hồ sơ của Tòa án cho thấy, những người bị bắt giữ đã cố gắng thâm nhập vào giới hoạch định chính sách của Chính phủ Liên bang Mỹ. 

cc
Một bức họa mô tả một số người bị bắt giữ: Anna Chapman (trái), Vicky Pelaez, "Richard Murphy," "Cynthia Murphy" và "Juan Lazaro" tại tòa án liên bang ở Manhattan

Tất cả 10 người bị bắt giữ hôm 16/6 vừa qua đều là thành viên của một chương trình thu thập tin tức tình báo của Nga hoạt động trong lòng nước Mỹ. Họ bị bắt giữ tại nhiều nơi khác nhau: New York, New Jersey, Boston, Ma. và Arlington, VA.

Tất cả những người này đều sử dụng căn cước giả, có cả người Mỹ, người Canada, người Peru. Nhiều người trong nhóm đã nhập cư bất hợp pháp bằng tên giả và quyền công dân giả.

Quốc tịch thật của những người này hiện chưa được tiêt lộ. Họ kết thân với các quan chức Mỹ và gửi thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau cho chính phủ Nga.

Các tội danh chống lại họ đã được gửi lên Tòa án liên bang tại Manhattan, New York. Các công tố viên cho hay, các lệnh truy nã bổ sung vẫn đang được thực hiện ở phạm vi quốc gia.

Trong số những người bị bắt nói trên, 8 người đã kết hôn, làm việc trong lĩnh vực tài chính và truyền thông. Một người tên là Vicky Pelaez, nhà báo, làm việc cho một bờ báo tiếng Tây Ban Nha ở New York.

Trong khi đó, một người khác tên là Mikhail Semenko, người bị bắt tại nhà riêng ở Arlington, là người có ảnh hưởng ở Nga, Anh, Mandarin và Tây Ban Nha. Semenko từng làm việc cho hãng du lịch Travel All Russia tại Arlington hơn một năm và từ năm ngoái chuyển sang làm cho Ủy ban Hội nghị - nơi cung cấp các dữ liệu về kinh tế.

Semenko cũng được biết đến như một người khôn khéo, làm việc chăm chỉ và lịch thiệp.

Theo một bản tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ, những người bị FBI bắt giữ được cho là thực hiện nhiệm vụ lâu dài, thâm nhập “sâu” vào nước Mỹ. Ngoài 10 người nói trên, một người khác hiện vẫn chưa bị bắt.

Cả 11 người này bị cáo buộc tội danh âm mưu hành động như các điệp viên trái luật của Liên bang Nga trong lòng nước Mỹ, một tội danh có thể dẫn tới mức án tối đa là 5 năm tù. 9 người trong số này còn bị cáo buộc tội danh âm mưu rửa tiền và phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù giam.

Trong một bản báo cáo gửi Matxcơva, một điệp viên đã báo cáo về sự thay đổi giám đốc CIA, thông tin thu thập được từ một cuộc nói chuyện cá nhân với một cựu cố vấn pháp lý cho Quốc hội.

Hồ sơ của tòa án cũng cho thấy một người bị tình nghi được tình báo Nga đào tạo để xây dựng quan hệ với một chuyên gia tài chính New York thân thiết với giới hoạch định chính sách Mỹ.

Được biết, FBI đã mất nhiều công sức cho cuộc điều tra kéo dài tới 10 năm trời mới thực hiện được chiến dịch bắt giữ mạng lưới gián điệp Nga nói trên. Theo cảnh sát, sau khi được SVR đào tạo, những điệp viên hoạt động bằng tấm căn cước giả. 

cc
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại một cuộc họp báo chung tại thủ đô Washington D.C hôm 24/6.

Những điệp viên này thường hoạt động theo cặp, thậm chí họ có thể sống cùng nhau như một cặp vợ chồng (…) và cũng có những đứa con.  Theo FBI, trong số những tấm căn cước giả, một trong những người đàn ông bị bắt giữ có một giấy khai sinh thật nhưng lại của một công dân Canada đã chết năm 2005.

Theo hồ sơ của Tòa án, chính quyền Mỹ đã chặn đứng một bức thư từ cơ quan tình báo Nga tới hai trong số những người bị bắt giữ, trong đó yêu cầu họ “tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ trong giới chính khách” tại Mỹ.

Trước khi tiến hành mẻ lưới này, FBI đã bí mật đột nhập vào những căn hộ mà các “gián điệp” nói trên sinh sống tại New York, Boston và Seattle để để chụp ảnh và copy một số đĩa cứng, đồng thời theo dõi, giám sát những người này.

Các nhân viên FBI cũng đã giả danh là các nhân viên của Chính phủ Nga để nói chuyện, nghe điện thoại của các gián điệp Nga. Các nhà điều tra đã phát hiện thấy một kho phương tiện truyền thông như: kỹ thuật mã hóa dữ liệu trong các bức ảnh sau đó tung lên những trang web vô hại hoặc những đài phát thanh sóng ngắn để liên lạc trực tiếp với Matxcơva. FBI giải thích rằng, các chương trình truyền thanh thường giống với hệ thống điện báo.

Cũng theo FBI, hai trong số những người bị bắt giữ đã sử dụng một trang web để liên lạc với Nga. Ngồi trong một thư viện- cà phê, một điệp viên có thể sử dụng máy tính cầm tay và dễ dàng gửi những thông tin vừa nhận được cho một đại diện của Nga ẩn trong một chiếc xe tải đậu ngay bên kia phố.

Các điệp viên Nga cũng trao đổi với nhau những chiếc túi đầy tiền trong các nhà ga, công viên hay quán cà phê. Có một vụ, một phần tiền đã được vùi xuống đất. FBI giải thích: “Khoảng 2 năm sau đó (…), những kẻ tình nghi ở Seattle đã tới New York và lấy tiền”.

Được gọi là “vẹt”, “mèo” hay “chủ trang trại”, các mục tiêu liên lạc của các gián điệp có thể là một “cựu cố vấn bên cạnh một nghị sĩ” hoặc “một quan chức tài chính cấp cao của New York”.

Hôm 28/6, Cục tình báo nước ngoài Nga (SVR) tuyên bố với hãng thông tấn chính thức Ria Novosti rằng họ không bình luận gì về thông báo của chính quyền Mỹ liên quan tới vụ bắt giữ 10 người nói trên.

Tuy nhiên, hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã mở một cuộc điều tra về những thông tin này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cũng yêu cầu Washington giải thích rõ về thông tin liên quan tới vụ bóc gỡ một mạng lưới gián điệp cho Nga./.

Thủy Thu (Theo WP, AFP, AP)

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.