Bắt "giang hồ cộm cán "Bình đen", "khui" đường dây" cá độ “khủng”?

Dư luận hy vọng khi một trong những “mắt xích” cuối cùng của vụ án là Bình “đen” đã bị bắt giữ thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm của băng nhóm côn đồ này về cái chết của nạn nhân, Công an TP.Hà Nội sẽ “đào tận gốc, trốc tận rễ” mầm mống tạo nên vụ án, tức là "khui" ra đường dây cá độ bóng đá “khủng” mà Kiên và Hòa “tầu” có liên quan.

Gần 2 năm trôi qua, nhưng dư luận Thủ đô chưa thể quên giữa tháng 11/2010, tại Hà Nội đã xảy ra cuộc “huyết chiến” giữa hai nhóm giang hồ gây náo động cả hai quận nội thành (Đống Đa và Ba Đình). Mới đây, một trong những đối tượng cuối cùng liên quan đến vụ án giết người này đã bị Công an TP.Hà Nội bắt giữ. Hắn là Bình “đen” (tên thật: Nguyễn Thanh Bình, SN 1987, ngụ phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm).

Ngõ 302 đường Láng, nơi xảy ra vụ “huyết chiến” vì cá độ bóng đá
Ngõ 302 đường Láng, nơi xảy ra vụ “huyết chiến” vì cá độ bóng đá

Vụ “huyết chiến” náo động 2 quận nội thành

Ngược dòng thời gian về năm 2010, tối 11/11 năm đó, tại ngõ 302 Đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) xảy ra một vụ thanh toán đẫm máu giữa hai nhóm nhóm giang hồ khiến 1 người chết và nhiều người bị thương.

Công an TP.Hà Nội khi đó xác định: Mọi chuyện bắt đầu bằng khoản nợ gần 300 triệu đồng tiền cá độ bóng đá của nạn nhân trong vụ án này là Hòa “tầu” (tên thật: Chu Mạnh Hòa, SN 1974, ngụ ngõ 302 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa) với Nguyễn Trung Kiên (SN 1988, ngụ phường Phúc La, quận Hà Đông). Sau nhiều lần đòi nợ Hòa bất thành, Kiên đã cho đám đàn em tìm đến Hòa đe dọa để đòi tiền cho bằng được.

Tuy nhiên, Hòa “tầu” vốn là một đàn anh rất có tiếng ở khu vực quận Đống Đa với hơn chục đàn em máu mặt nên chẳng hề e sợ nhóm của Kiên mà còn tỏ thái độ trịnh thượng: “Thích thì trả, không thích thì một xu cũng không có...”.

Quá tức tối, Kiên đã nhờ một nhóm đối tượng giang hồ chuyên đòi nợ thuê, trong đó có Nguyễn Anh Tuấn (SN 1981, ngụ xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì) và Lê Trường Thành (SN 1981, ngụ phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) “xử lý” vụ việc. Nhận việc từ Kiên, Tuấn và Thành liên tục tìm Hòa để xiết nợ nhưng đều không gặp.

Chiều 10/11/2010, Kiên dẫn đầu một nhóm tay chân tìm đến nhà Hòa “tầu” để đòi tiền. Vẫn không gặp Hòa, Kiên tức giận gửi lại những lời nhắn rợn người. Trở về nhà, nghe người giúp việc nói lại, Hòa vô cùng tức giận. Biết chắc chắn đối phương sẽ còn tìm tới, Hòa đã huy động một số đàn em đến nhà mình để chuẩn bị “huyết chiến”.

Đúng như Hòa dự đoán, chiều tối 11/11/2010, nhóm của Kiên lại kéo đến nhà Hòa. Tuy nhiên, do Hòa đã có sự chuẩn bị từ trước, có cả súng nên nhóm của Kiên bị đánh tơi tả. Trước khi đi, Thành đã chuẩn bị một khẩu súng. Đối phương quá đông, cuộc hỗn chiến diễn ra trong chớp nhoáng thì nhóm của Kiên đã tháo chạy tán loạn, nhiều người bị đâm chém gây thương tích.

Kiên điên cuồng gọi cho Bình “đen” và Phạm Quốc Vinh (SN 1976, ngụ phố Hàng Bột, quận Đống Đa) và một số đối tượng khác đến “tiếp viện”.

Nhận được điện thoại, nhóm của Bình “đen” lập tức mang theo vũ khí, leo lên xe ô tô BMV rầm rộ kéo đến ngõ 302 đường Láng. Đến nơi, vừa “đổ bộ” xuống đường thì nhóm của Bình “đen” đã nhìn thấy Hòa đang cầm súng hùng hổ hô hét đàn em truy tìm nhóm của Kiên. Vinh không nói không rằng, cầm tuýp nước gắn dao lao tới đâm chém xối xả vào Hòa. Trúng những nhát dao chí mạng, Hòa gục ngay tại chỗ.

Ngay sau đó, Vinh và Bình lên ô tô chạy thoát khỏi hiện trường. "Đàn em" của Hòa sau khi thấy đại ca bị đâm đã điên cuồng lùng tìm nhóm của Kiên để báo thù. Có mặt tại hiện trường, công an phường sở tại đã phải nổ súng chỉ thiên mới giải tỏa được cả chục đối tượng giang hồ với dao kiếm lăm lăm đang muốn điên cuồng đòi nợ máu. Nhờ đó, những người bị thương trong nhóm của Kiên mới có thể rời khỏi hiện trường và đến bệnh viện cấp cứu.

Tuy nhiên, vì “đại ca” bị đâm gục, các đàn em của nạn nhân Hòa “tầu” đã theo chân nhóm của Kiên đến tận Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, quyết truy sát bằng được địch thủ. Thế là vụ “huyết chiến” này sau khi gây náo động quận Đống Đa đã tiếp tục khiến an ninh trật tự tại quận Ba Đình lâm vào tình trạng bất ổn. Để ổn định tình hình, tối hôm đó cảnh sát đã phải huy động ô tô đặc chủng và các lực lượng đến cả trăm người, trong đó nhiều người mặc áo giáp chống đạn để lập hàng rào kiểm soát an ninh trước cổng bệnh viện này. Nhờ đó, sự hỗn loạn đã được ngăn chặn.

2 ngày sau vụ “huyết chiến”, hầu hết các đối tượng liên quan đã bị Công an Hà Nội bắt giữ, chỉ có Vinh và Bình “đen” là nhanh chân lẩn trốn. Nhưng không lâu sau, Vinh cũng sa lưới và chỉ còn Bình “đen” nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Quãng thời gian sau đó, Bình “đen” đã chứng tỏ sự ma mãnh của mình bởi mãi đến cuối tháng 8/2012, hắn mới bị các trinh sát phòng PC52 (Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm) Công an Hà Nội bắt giữ.

Đối tượng Bình “đen”
Đối tượng Bình “đen”

Lý lịch “đen như mực”

Tìm hiểu lý lịch của Bình “đen” mới thấy rằng gã giang hồ này cũng có một quá khứ “đen” đúng như màu da và biệt danh của hắn. Bình bỏ học từ rất sớm. Hết lớp 6, Bình đã theo cha ngược dòng sông Hồng hành nghề chài lưới. Cha mẹ của Bình vốn quê ở Thái Bình nhưng đã lên Hà Nội sống khá lâu.

Tuổi thơ của Bình và các anh em trong gia đình gắn với con đò bấp bênh trên sông Hồng ở khu vực gầm cầu Long Biên (Hà Nội). Lớn lên trong môi trường sông nước lênh đênh lại ít nhận được sự quan tâm từ gia đình, Bình sớm đua đòi theo những thói hư tật xấu, rồi gia nhập giới giang hồ như một hệ quả tất yếu.

Ngay sau khi gia nhập “làng đao búa”, Bình đã nhanh chóng nổi lên như một sát thủ khát máu, đã “lâm trận” là “chiến” tới cùng. Đi theo các đàn anh, Bình “đen” thường xuyên phải dấn thân vào những trận thanh trừng đẫm máu. Năm 2008, Bình bị công an bắt vì tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Đi tù 2 năm, Bình trở lại xã hội với sự manh động và táo tợn hơn. “Nẩy số” nhờ lần đi tù, Bình đã khá có tên tuổi trong giới giang hồ và thường được đám đàn anh gọi đi trong những vụ thanh toán băng nhóm.

Sau khi tham gia cuộc “huyết chiến” ở ngõ 302 đường Láng, dù không phải là kẻ trực tiếp gây ra án mạng nhưng Bình biết mình chắc chắn mình sẽ bị liên đới trách nhiệm hình sự. Sợ phải “nhập kho” lần hai, Bình đã bỏ trốn. Lúc thì xuống thuyền của gia đình lênh đênh trên sông, khi thì lên bờ rồi chui lủi ở những nơi kín đáo.

Sau đó vì sợ bị lộ, Bình đã trốn vào Thanh Hóa ẩn náu tại nhà một người bạn. Ở xứ Thanh chưa được bao lâu, Bình biết mình bị truy nã toàn quốc nên quyết định quay về Hà Nội vì cho rằng đó là “nơi nguy hiểm nhất” nhưng cũng là “nơi an toàn nhất”. Tại Thủ đô, gã giang hồ thích dùng mưu mẹo này thường xuyên thay đổi chỗ ở để không bị lộ hình tích.

Cho đến khi quen biết với một cô gái hơn mình 3 tuổi, Bình theo người tình về ẩn náu tại Khu đô thị Linh Đàm. Vốn là một kẻ nghiện ma túy “đá”, để có tiền ăn tiêu, hút chích, Bình đã phải lộ diện để đi kiếm sống bằng “nghề” đi thu tiền “họ” (một biến tướng của tín dụng “đen”). Cũng chính “gánh nặng mưu sinh” này đã khiến Bình “đen” để lộ tung tích khiến hắn bị lực lượng cảnh sát truy nã bắt.

Trong kết quả điều tra của mình, Công an TP.Hà Nội từng khẳng định nguồn gốc vụ truy sát gây chấn động dư luận Thủ đô mà Vinh và Bình “đen” tham gia xuất phát từ việc đối tượng Kiên và nạn nhân Hòa “tầu” “chơi cờ bạc cá độ bóng đá với nhau”. Thế nên dư luận hy vọng khi một trong những “mắt xích” cuối cùng của vụ án là Bình “đen” đã bị bắt giữ thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm của băng nhóm côn đồ này về cái chết của nạn nhân, Công an TP.Hà Nội sẽ “đào tận gốc, trốc tận rễ” mầm mống tạo nên vụ án, tức là khui ra đường dây cá độ bóng đá “khủng” mà Kiên và Hòa “tầu” có liên quan.

Phạm Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Công an tỉnh Thanh Hóa thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (Ảnh: Cổng TTĐT Công an Thanh Hóa).

Thu hồi Giấy chứng nhận an ninh, trật tự của Công ty có vệ sĩ phân luồng giao thông cho đám cưới ở Thanh Hóa

(PLVN) - Ngày 15/12, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP.Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa (SN 1973, trú tại thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định) đứng tên làm Giám đốc.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.