Từ khóa: #bắt chồng

Rầu lòng 'vợ chồng nhí' nơi đại ngàn

Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số được tuyên truyền phòng chống tảo hôn, buôn bán người dưới nhiều hình thức.
(PLVN) - Dù rất nhiều nỗ lực, song ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết, gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình và xã hội…

Còn đó “lời ru buồn” nơi đại ngàn

Những người mẹ “nhí” kết hôn từ năm 14 - 16 tuổi, lần lượt từ trái qua phải: Rơ Lan Tiếp, Rơ Lan Hằng và Rơ Lan Huỳnh, buôn Ma Giai - Krông Pa.
(PLVN) - Những năm qua, mặc dù có nhiều nỗ lực đẩy lùi tảo hôn nhưng ở nhiều buôn làng Gia Lai, vì nhiều lý do tình trạng các bố mẹ nhí ở tuổi 14 - 15 vẫn không là chuyện hiếm.

Kỳ 2: Lạ lùng chuyện cứ đến mùa xuân là đi “bắt chồng”

Già Ma Jơn kể về nguồn gốc tổ tiên
(PLO) - Vào thời điểm cuối đông, khi công việc mùa màng, nương rẫy đã tươm tất, bắp lúa đã mang về đầy nhà, trâu ngựa đã vào chật chuồng cũng là lúc các thiếu nữ Chu Ru rục rịch chuẩn bị đón mùa “bắt chồng” mới. Chờ đến khi nắng xuân tràn tới, tiếng chim hót líu lo trên cành, cánh hoa Pơ lang nở đỏ rực trên nền trời thẳm xanh kiêu hãnh, con ong chăm chỉ vào rừng kiếm mật thì đó mới là lúc thiếu nữ Chu Ru thực sự bước vào mùa “bắt chồng”.

Đêm thiêng trong ngày xuân bắt chồng của tộc người “bí ẩn”

Cô dâu chú rể uống rượu mừng hạnh phúc
(PLO) - Khi đóa hoa Pơ lang đỏ rực trên những thân cây cao vút khắp đất trời Tây Nguyên cũng là lúc con ong vào mùa đi lấy mật, cùng khi ấy thiếu nữ ở khắp các bản làng của đồng bào Chu Ru (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) rộn ràng bước vào mùa “bắt chồng”.