Bão vừa suy yếu, áp thấp nhiệt đới xuất hiện 'uy hiếp' Biển Đông

Bão vừa suy yếu, áp thấp nhiệt đới xuất hiện 'uy hiếp' Biển Đông
(PLVN) - Bão số 11 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang gây nguy hiểm từ vĩ tuyến 20,0 đến 23,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 116,0 đến 120,0 độ Kinh Đông. Trong khi đó, một ATNĐ hoạt động phía Đông miền Trung Philippines đang mạnh lên...

13h hôm nay, 7/11, ATNĐ do bão số 11 suy yếu thành có tâm ở khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm ATNĐ.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 1h ngày 08/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 117,4 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

"Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 12 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) từ vĩ tuyến 20,0 đến 23,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 116,0 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong khu vực này đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Rủi ro thiên tai cấp độ 3", Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo.

Trong khi đó, vùng biển phía Đông miền Trung Philippines có một ATNĐ đang hoạt động. 13h hôm nay, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 126,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13h ngày 08/11, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 120,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13h ngày 9/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 160km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 - 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm.

Đọc thêm

Phòng ngừa ẩn họa cháy rừng mùa lễ hội

Công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.

Hưởng ứng Tết trồng cây theo lời dạy của Bác - Vun đắp tương lai xanh từ những 'chiến binh' ven biển

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đại diện UNDP Việt Nam và các đại biểu trồng cây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. (Ảnh: UNDP Việt Nam )
(PLVN) - Trải qua nhiều thập kỷ, lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước mỗi dịp Xuân về. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, không chỉ là hành động tri ân mà còn là đầu tư thiết yếu cho tương lai bền vững, bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân trước thiên tai.

40.000ha rừng Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy

Hiện tại hơn 40.000ha rừng trong tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy cao
(PLVN) - Ngày 6/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa ra cảnh báo về nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô năm 2025. Theo dự báo, tình trạng nắng nóng và hanh khô sẽ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát cháy rừng. Hiện, hơn 40.000ha rừng đang đứng trước nguy cơ cháy cao, đe dọa đến hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.