Bảo vệ trẻ trước đại dịch

khoảng 1/20 số trẻ em nhập viện do COVID-19 có thể bị suy giảm chức năng não hoặc bị các biến chứng thần kinh kéo dài.
khoảng 1/20 số trẻ em nhập viện do COVID-19 có thể bị suy giảm chức năng não hoặc bị các biến chứng thần kinh kéo dài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh hiện chưa có chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến cáo để bảo vệ trẻ em, người lớn cần tiêm vaccine, giúp hạn chế lây truyền virus SARS-CoV-2 sang trẻ em, đồng thời cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine khác theo đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Khoảng 5% tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội là trẻ từ 0 - 5 tuổi

Trên thế giới và trong khu vực, nhiều nước đã ghi nhận số ca nhiễm là trẻ em tăng cao. Đơn cử như Indonesia, tới ngày 28/7/2021 nước này có hơn 3,2 triệu người mắc COVID-19; trong đó tỷ lệ mắc ở trẻ từ 0 - 5 tuổi là 2,9%; từ 6 - 18 tuổi là 9,9%. Tính từ đầu dịch đến nay, tổng số ca tử vong tại Indonesia là hơn 86.000 ca, trong đó trẻ em dưới 18 tuổi là hơn 800 ca, chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, số trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 tại Hà Nội trong đợt dịch này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Cụ thể, từ ngày 5/7 tới 30/7/2021, đã có khoảng 5% tổng số ca nhiễm ở Hà Nội là trẻ từ 0 - 5 tuổi. Tỷ lệ này khá cao so với những đợt dịch trước ở nước ta.

Trao đổi với báo chí, TS.BS Phan Hữu Phúc (Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương) nhận định: Hầu hết trẻ nhiễm COVID-19 đều do lây nhiễm trong hộ gia đình; tuy nhiên, cũng có thể do biến chủng Delta dễ lây nhiễm cho trẻ em. Điều may mắn là hầu hết trẻ mắc COVID-19 đều thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ. Nhưng đây là một sự báo động để mỗi người không chủ quan, các bậc phụ huynh nâng cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

Tuy hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 chỉ ở thể nhẹ, một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ. Chính vì thế bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ “5K”, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.

Đặc biệt, tuy tiêm vaccine là biện pháp quan trọng để kiểm soát đại dịch, nhưng hiện chưa có chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, những người lớn cần tiêm vaccine để giúp hạn chế sự lây truyền, đồng thời giúp bảo vệ những người không đủ điều kiện tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em. Cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine khác theo đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

“COVID-19 thường gây ra các triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường do các căn nguyên khác nhau, nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng và tử vong, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu như: ho, sốt, khó thở, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn… các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời”, theo TS.BS Phan Hữu Phúc.

Trẻ mắc COVID-19 đối mặt với những vấn đề sức khỏe như người lớn

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đăng trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health. Theo đó, khoảng 1/20 số trẻ em nhập viện do COVID-19 có thể bị suy giảm chức năng não hoặc bị các biến chứng thần kinh kéo dài. Các nhà nghiên cứu cho biết, khoảng 1/3 số trẻ mắc COVID-19 không thể điều trị dứt điểm được các triệu chứng trong thời gian ngắn. Trẻ mắc COVID-19 trầm trọng có thể bị viêm não, co giật, đột quỵ, thay đổi hành vi, ảo giác và rối loạn tâm thần.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Rachel Kneen thuộc Đại học Liverpool (Anh) cho biết, ở những trẻ mắc COVID-19 trầm trọng, mặc dù chúng có nguy cơ tử vong thấp nhưng 1/2 số trẻ cần được hỗ trợ chăm sóc đặc biệt và 1/3 trẻ được xác định bị tổn thương thần kinh. Một số trẻ được áp dụng phương pháp điều trị phối hợp, thường nhằm mục đích kiểm soát hệ thống miễn dịch bản thân.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 1% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc COVID-19 phải nhập viện, nhưng chỉ 0,1% bị tình trạng bệnh nặng cần được điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt. Theo Tiến sĩ Ravi Jhaveri, chuyên gia bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Nhi Chicago (Mỹ) thì: “Những đứa trẻ mắc COVID-19 phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng giống như người lớn. Chúng tôi đã chứng kiến những trẻ phải chịu những hậu quả tồi tệ nhất khi mắc COVID-19 , bao gồm biến chứng đông máu, tổn thương tim, suy giảm chức năng não, thần kinh và hội chứng COVID-19 kéo dài”.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học Anh đã thu thập dữ liệu về các triệu chứng thần kinh ở trẻ em liên quan đến COVID-19. Kết quả cho thấy, trong số 1.334 trẻ dưới 18 tuổi nhập viện vì COVID-19 từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2021 đã xác định được 52 trẻ bị các biến chứng thần kinh.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…