Bảo vật quốc gia “sống mòn”

(PLVN) - Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, đều là tài sản quốc gia, di sản của nhiều thế hệ, được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Thế nhưng, vì nhiều lý do, một số bảo vật quốc gia rơi vào cảnh “sống mòn” và thậm chí có nguy cơ biến mất.

Bảo vật lăn lóc, cất giữ sơ sài 

Tính đến hết năm 2018, có 7 đợt công nhận với 164 hiện vật, nhóm hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ví như: Trống đồng Ngọc Lũ, Trống đồng Hoàng Hạ, Thạp đồng Đào Thịnh, Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn, Cây đèn đồng hình người quỳ, Cuốn “Đường Kách mệnh”, Tác phẩm “Ngục trung nhật ký”, Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn”…

Việc công nhận BVQG phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. BVQG có các tiêu chí: hiện vật gốc độc bản; hiện vật có hình thức độc đáo; hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Vừa qua, giới hội họa xôn xao về việc bức sơn mài ” bị hư hỏng sau tu sửa. Tác phẩm được danh họa Nguyễn Gia Trí sáng tác khởi đầu từ năm 1969 và hoàn thành năm 1989. Họa phẩm mô tả không khí ngày xuân thanh bình với hình ảnh các thiếu nữ ba miền Trung, Nam, Bắc mặc trang phục truyền thống, trảy hội xuân trong khung cảnh chùa chiền, cây cối. Năm 2013, Chính phủ công nhận tác phẩm là bảo vật quốc gia.

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - vừa báo cáo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc kiểm tra bảo quản tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của cố danh họa Nguyễn Gia Trí. Năm 2018, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM giao việc vệ sinh tranh cho ông Lưu Minh Phụng, thợ sửa sơn mài ở TP HCM.

Vì không hiểu biết về nghệ thuật hội họa sơn mài, ông Phụng dùng nước rửa chén, bột chu, giấy nhám can thiệp quá mức bề mặt tranh. Đại diện Cục đánh giá tinh thần, không gian của tác phẩm đã bị tổn hại khoảng 30%.

Bảo vật quốc gia “Vườn xuân Trung Nam Bắc” trước và sau khi đã tiến hành vệ sinh
Bảo vật quốc gia “Vườn xuân Trung Nam Bắc” trước và sau khi đã tiến hành vệ sinh

“Do bị tác động vào bề mặt, tác phẩm mất đi lớp sơn bề mặt nên sự uyển chuyển, tinh tế liên kết giữa các mảng sơn, mảng vỏ trứng, mảng dát vàng trong tranh Nguyễn Gia Trí đã không còn giữ được” - ông Vi Kiến Thành nhận xét. Về góc độ vật chất, tác phẩm hư hại khoảng 15%, do các mảng vỏ trứng trơ ra, các mảng dát vàng bị mài mòn, mảng hình tiếp giáp nhau bị lộ, mất đi sự uyển chuyển giữa mảng và nét. 

Trước đó, có không ít bảo vật quốc gia bị “bỏ rơi” tại bảo tàng. Còn nhớ, trước đây ở Thanh Hóa, vạc đồng Cẩm Thủy còn nguyên vẹn có từ thời Lê Trung Hưng, sau khi được công nhận là bảo vật quốc gia lại bị bỏ lăn lóc ở hành lang Bảo tàng Thanh Hóa khiến dư luận rất bức xúc.

Chưa hết, hai trong số ba khẩu thần công của triều Nguyễn do ngư dân Hà Tĩnh phát hiện tại một con tàu bị chìm dưới đáy biển, khi giao nộp cho chính quyền địa phương và được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013, chỉ có một khẩu đưa trưng bày và bảo quản trong phòng có cửa khóa cẩn thận, còn lại hai khẩu đặt trên đế gỗ tạm bợ, nằm chỏng chơ ngoài hành lang của Bảo tàng Hà Tĩnh.

Tháng 12/2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 3 BVQG ở Nghệ An. Đó là: Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn; Dao găm chuôi hình rắn ngậm chân voi và Muôi có cán hình tượng voi đều là những hiện vật độc bản, được tìm thấy trong các đợt khảo cổ học quy mô. Giá trị của 3 bảo vật này được đánh giá là quý hiếm, độc nhất vô nhị, đặc biệt là hộp đựng xá lị Tháp Nhạn - chứa một phần tinh cốt còn lại của Đức Phật sau khi thiêu xong lưu truyền cho hậu thế.

Thế nhưng, điều đáng buồn là 3 bảo vật nói trên, cùng với hàng vạn hiện vật, cổ vật khác bao năm nay phải đối mặt với nguy cơ xuống cấp trầm trọng do việc bảo quản rất hạn chế. Cơ sở vật chất phòng kho thiếu thốn đến mức, 3 bảo vật quốc gia quý hiếm đến vậy, nhưng cũng chỉ cất giữ sơ sài trong bao ni lông, hộp giấy mỏng, sau đó bỏ vào tủ nhôm khóa lại (!)

Chưa có cán bộ bảo quản chuyên ngành

Theo đúng quy định của công tác bảo quản BVQG, các phòng kho chuyên biệt cho từng chất liệu hiện vật phải được trang bị đầy đủ thiết bị hút ẩm, điều hòa nhiệt độ, thông gió, máy đo tia cực tím, máy đánh gỉ, máy sấy khô, máy báo cháy… nhưng ở tại một số bảo tàng, các loại máy móc kể trên đều thiếu. Về mùa mưa, nước ngấm vào kho gây độ ẩm cao, mùa hè ánh nắng mặt trời chiếu xuyên thấu làm phai màu, nứt nẻ, bong tróc, bụi bặm lên hiện vật.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM hiện lưu giữ hơn 36.000 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý có niên đại ngoài 1.000 năm tuổi nhưng kho bảo quản quá chật hẹp, bị ẩm mốc, mùa mưa nước ngập, đe dọa thường xuyên tuổi thọ của hiện vật.

Bảo tàng Nghệ An, các phòng kho có máy báo cháy nhưng đến nay nhiều cái bị hỏng, không hoạt động được; có máy hút ẩm nhưng loại công suất nhỏ, dung tích ít, không đáp ứng chất lượng bảo quản. Thời tiết ở Nghệ An khắc nghiệt, nóng nực, nồm ẩm khiến nhiều loại nấm mốc, côn trùng phát triển gây hại cho hiện vật.

Theo nguyên tắc, mỗi loại chất liệu có yêu cầu riêng về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường bảo quản và các chất bảo quản riêng, nhưng một số bảo tàng lại không thể phân loại theo chất liệu. Nếu hiện vật là y phục, cần làm móc treo có quấn bông trên hai vai móc, may áo phủ bên ngoài có độ dài vừa đủ để cột lại.

Tuy nhiên, không ít bảo tàng do không đủ chỗ đã xếp lại cất nên rất dễ bị hỏng, rách, gãy. Với tranh mỹ thuật, bảo quản đúng cách là phải đặt nằm trên mặt phẳng nhưng do diện tích kho hạn chế phải đặt thẳng đứng, rất dễ bị bong tróc sơn, giảm tuổi thọ tranh.

Bảo vệ các hiện vật trong nhà đã vậy, các hiện vật được trưng bày ngoài trời càng đáng báo động hơn. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh vừa được đầu tư xây dựng mới đang gặp khó với các hiện vật  ngoài trời: máy bay, xe tăng, pháo, bom trước tác động bất lợi của môi trường.

Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam từng nhận định: “Công tác bảo quản hiện vật, tài liệu của các bảo tàng ở TP HCM chưa đạt chuẩn mực và chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có chính sách bảo quản, chưa có cán bộ bảo quản chuyên ngành, chưa có các phòng thí nghiệm để thực hành thử nghiệm và trị liệu cho hiện vật”. Vì thế, không ít bảo vật quốc gia tiếp tục bị “sống mòn”, chưa phát huy giá trị tương xứng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

(PLVN) - Ông Trần Đình Tài - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết chương trình Dalat Best Dance Crew 2025 sẽ mở cửa tự do để khán giả có thể hòa cùng vũ điệu sôi động của các nhóm nhảy.

Đọc thêm

'Đất ơi nở hoa' - Ca khúc mừng thống nhất non sông

 NSƯT Hoàng Tùng thể hiện ca khúc "Đất nước nở hoa". (Ảnh H.V)
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung vừa sáng tác tác phẩm “Đất ơi nở hoa”. Tác phẩm như lời tri ân của nhạc sĩ với quê hương, đất nước, với mẹ trong những ngày tháng tư lịch sử đong đầy những cảm xúc thương yêu, tự hào.

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ
(PLVN) -  “Tchaikovsky’s night” – chương trình hòa nhạc giao hưởng tối 19/4 là sân khấu nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội. Với vai trò là đơn vị đồng hành, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mong muốn lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển đến đông đảo khán thính giả Việt.

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

BTV Quang Minh, MC Vân Hugo bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật.

(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, bất kỳ công dân nào có hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả… đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chỉ riêng những người nổi tiếng; Liên quan tới việc quảng cáo sữa sai sự thật, dự kiến BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị phạt với tổng số tiền là 107,5 triệu đồng.

41 thí sinh rạng rỡ tại đêm chung khảo 'Hoa hậu Việt Nam 2024'

Các thí sinh rạng rỡ, duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Bám sát chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam” và bốn trụ cột: “Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến”, 41 thí sinh có màn thể hiện ấn tượng tại đêm chung khảo "Hoa hậu Việt Nam 2024" diễn ra tối 20/4/2025 tại Cung thể thao Quần Ngựa (Ba Đình, Hà Nội).

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.