Bão Trà Mi có thể giật cấp 15, Thủ tướng chỉ đạo 11 địa phương và 8 Bộ ứng phó

Hướng đi của bão TRAMI - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cập nhật lúc 17h ngày 24/10.
Hướng đi của bão TRAMI - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cập nhật lúc 17h ngày 24/10.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơn bão Trà Mi được dự báo có cường độ mạnh, diễn biến rất phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương và các bộ ngành chủ động các biện pháp ứng phó.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký công điện ngày 24/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó bão TRAMI (Trà Mi).

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao.

Công điện nêu rõ, chiều nay 24/10, cơn bão có tên quốc tế là Trà Mi đã vượt qua đảo Lu dông (Philippines) vào khu vực bắc biển Đông trở thành cơn bão số 6 trên biển Đông trong năm 2024, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 đến 48 giờ tới bão sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão có thể đạt cấp 11-12, giật cấp 14-15, di chuyển theo hướng tây về phía quần đảo Hoàng Sa, sau đó có thể ảnh hưởng đến vùng biển ngoài khơi và ven bờ các tỉnh khu vực Trung Bộ (từ Hà Tĩnh đến Bình Định) trong khoảng từ ngày 27 - 29 /10.

Đây là cơn bão được dự báo có cường độ mạnh, diễn biến rất phức tạp, hướng di chuyển, cấp độ gió có thể còn thay đổi do tác động của nhiều hình thế thời tiết trên biển.

Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ có thể xảy ra trên đất liền các khu vực Trung Bộ do ảnh hưởng của bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động tổ chức theo dõi sát, cập nhật thông tin dự báo và tình hình bão, mưa, lũ để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" theo chức năng, nhiệm vụ được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Người đứng đầu Chính Phủ giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, cập nhật lại phương án ứng phó thiên tai, bão lũ trên địa bàn; căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ.

Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo

Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven biển; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền

Rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, cửa sông, ven biển.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

Bảo đảm an toàn khu vực miền núi

Rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, cập nhật thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

Bộ trưởng Bộ GTVT, Công thương và các bộ ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Đọc thêm

Miền Trung khẩn trương lên phương án chống bão Trà Mi

Miền Trung khẩn trương lên phương án chống bão Trà Mi
(PLVN) - Để ứng phó với bão Trà Mi (cơn bão số 6), một số tỉnh thành miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã chuẩn bị các phương án, khuyến cáo người dân không nên chủ quan và kêu gọi tàu thuyền tới nơi tránh trú an toàn.

Bí thư các cấp uỷ Đảng Ninh Thuận tổ chức gần 8.000 lượt tiếp công dân

Bí thư các cấp uỷ Đảng Ninh Thuận tổ chức gần 8.000 lượt tiếp công dân
(PLVN) - Ngày 24/10, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 11 ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.

Thừa Thiên Huế và Salanvan (Lào) hội đàm công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Lãnh đạo hai đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ về công tác tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ mùa khô năm 2024 - 2025 tại Lào.
(PLVN) - Ngày 24/10, tại tỉnh Salavan (Lào), đoàn Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế do Đại tá Lê Huy Nghĩa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dẫn đầu đã có buổi Hội đàm với Ban Công tác đặc biệt tỉnh Salavan về việc phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) mùa khô 2024 - 2025.

CSGT Đồng Nai giải quyết hơn 1.800 trường hợp đăng ký và cấp biển số xe tại nhà

CSGT Đồng Nai giải quyết hơn 1.800 trường hợp đăng ký và cấp biển số xe tại nhà
(PLVN) - Cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) cả nước, CSGT Công an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư 28/2024/TT-BCA ngày 29 / 6 / 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an. Qua đó đã có hơn 1.800 trường hợp người dân được nộp hồ sơ đăng ký xe ô tô, mô tô trực tuyến và nhận biển số tại nhà.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Khảo sát đánh giá lại trữ lượng mỏ cát được đấu giá 370 tỷ đồng

Khảo sát đánh giá lại trữ lượng mỏ cát được đấu giá 370 tỷ đồng
(PLVN) - Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng, mỏ cát ĐB2B (xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) được đấu giá lên đến 370 tỷ đồng có đặc điểm nằm hoàn toàn dưới lòng sông, không lộ thiên nên quá trình điều tra sẽ cho khảo sát, đánh giá lại trữ lượng mỏ cát xem có đúng như kết quả đã phê duyệt ban đầu hay không.