Báo động tình trạng bạo hành phụ nữ tại châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều phụ nữ châu Á đang phải đối mặt với tình trạng bị bạo lực và lạm dụng hơn trước đây trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Những sự việc gần đây có tính chất cực kỳ nghiêm trọng, khiến dư luận toàn thế giới bàng hoàng và phẫn nộ nhất, có thể kể tới vụ việc một phụ nữ trẻ bị tra tấn và chặt đầu ở Pakistan và vụ việc một người giúp việc gia đình bị chủ đánh đập tàn bạo ở Hồng Kông (Trung Quốc).

Phụ nữ bị bạo lực nhiều hơn trong bối cảnh dịch bệnh. (Ảnh: AP)

Phụ nữ bị bạo lực nhiều hơn trong bối cảnh dịch bệnh. (Ảnh: AP)

Bị tra tấn, giết chết

Phụ nữ trên khắp châu Á đã và đang phải đối mặt với tình trạng bao lực gia đình, lạm dụng tình dục, phân biệt giới tính tăng cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Báo cáo mới đây từ Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, đáng kể nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội đang tạo áp lực rất lớn đến các gia đình, trong khi đó lệnh giãn cách xã hội bắt buộc phụ nữ phải ở nhà nhiều hơn.

Theo tờ South China Morning Post, tại các quốc gia như Pakistan, các chuyên gia và những người ủng hộ cho rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã đến mức báo động. Trường hợp gây rung động dư luận thế giới gần nhất chính là vụ việc cô gái 27 tuổi - Noor Muqaddam đã bị tra tấn và chặt đầu ở Islamabad vào tháng 7.

Theo báo chí địa phương, Zahir Jaffer - nghi phạm chính trong vụ án, đã giam giữ cô gái trong ba ngày. Khi cô cố gắng trốn thoát, nhân viên bảo vệ và người làm vườn đã khoá cổng chính. Cha mẹ của Jaffer cũng bị cáo buộc tội tiếp tay cho tội ác vì đã không thông báo cho cảnh sát, dù biết rằng Noor đang bị giam giữ trái với ý muốn của cô ấy.

Theo đài CNN (Mỹ), mỗi năm, hàng trăm phụ nữ ở Pakistan bị giết hại dã man nhưng ít khi được truyền thông chú ý và thủ phạm thường thoát tội. Vì thế, vụ án của Noor có lẽ cũng chỉ là một con số thống kê nếu cô không phải là con gái của một cựu quan chức ngoại giao.

Cũng tại Pakistan, vào tháng 8, Ayesha Ikram, một người sáng tạo trên nền tảng TikTok, đã bị khoảng 400 người đàn ông quấy rối và sàm sỡ khi cô đang quay video ở Công viên Greater Iqbal, theo hãng tin địa phương Dawn. Sau vụ việc, cô kể lại với cảnh sát rằng: “Đám đông rất lớn, mọi người mở rộng vòng vây và tiến về phía chúng tôi. Mọi người đã xô đẩy, kéo tôi và xé toạc quần áo của tôi”.

Thậm chí, ngay cả ở một quốc gia phát triển như Singapore, số vụ bạo lực tình dục cũng có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Một báo cáo mới nhất của tổ chức phi lợi nhuận Aware cho biết, khoảng 70% phụ nữ bị bạo lực đã không dám lên tiếng hay tố cáo với các cơ quan chức năng bởi họ lo sợ sẽ không được người khác tin tưởng và giúp đỡ. Đồng thời họ cũng lo lắng về phản ứng của gia đình và bạn bè.

Bị lạm dụng, ép buộc kết hôn

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu năm nay, có khoảng 736 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới, tương đương tỷ lệ là 33%, đã từng bị bạo hành thể xác hoặc bạo lực tình dục ít nhất một lần trong đời. Con số này không bao gồm những trường hợp bị quấy rối tình dục.

Một phát ngôn viên của Harmony House - nơi tạm trú đầu tiên của Hồng Kông dành cho những phụ nữ bị lạm dụng – cho biết họ đã tiếp nhận thêm 272 người trong khoảng từ tháng 1/2020 đến tháng 2/2021. Cô nói rằng: “Bạo lực gia đình là một vấn đề phổ biến từ trước đến nay. Tuy nhiên, Covid-19 đã làm gia tăng cơ hội và tần suất xảy ra bạo lực gia đình, dẫn đến sự gia tăng trong số trường hợp được nhận vào nơi tạm trú”.

Wong - Giám đốc điều hành của Hiệp hội về Bạo lực Tình dục đối với Phụ nữ, có trụ sở tại Hồng Kông – cho biết những lời cầu cứu sự giúp đỡ từ phía phụ nữ và trẻ em gái ngày càng gia tăng. Từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021, đường dây trợ giúp phi lợi nhuận và dịch vụ trò chuyện trực tuyến của tổ chức này đã nhận được 2.665 yêu cầu hỗ trợ - đây cũng là con số cao nhất trong 4 năm qua.

Wong nói: “Trong năm qua, thời gian ở cùng gia đình gia tăng khiến các mâu thuẫn và xung đột trong các gia đình ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong đó, nạn nhân của bạo lực tình dục – những người cần phải được hỗ trợ về mặt tinh thần – cũng ngày càng nhiều hơn”.

Bên cạnh đó, do không thể tiếp cận với các mạng lưới hỗ trợ cũng như không được đến trường trong mùa dịch, rất nhiều trẻ em gái và phụ nữ trẻ thuộc các dân tộc thiểu số ở Hồng Kông và Vương quốc Anh đang bị ép buộc vào các mối quan hệ hôn nhân sớm hơn.

Nói về cưỡng ép hôn nhân, vấn nạn này cực kỳ nhức nhối ở các quốc gia như Ấn Độ và Pakistan. Cuộc khủng hoảng từ đại dịch đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Trong bối cảnh mất việc làm và áp lực tài chính gia tăng, một số gia đình ở những nước này đã bắt ép những trẻ em gái mới tám tuổi phải kết hôn.

Các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ biểu tình ở Lahore (Pakistan), để lên án bạo lực đối với phụ nữ. (Ảnh: AP)

Các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ biểu tình ở Lahore (Pakistan), để lên án bạo lực đối với phụ nữ. (Ảnh: AP)

Bị tát, đánh đập, đe dọa, áp bức

Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cho biết những người di cư luôn phải đối mặt với “bức tường vô hình” khi tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cơ bản của công dân ở quốc gia sở tại. Nhiều người cho biết họ bị mắc các triệu chứng trầm cảm và kiệt sức vì làm việc quá nhiều. Một số cho biết họ còn bị bạo hành thể xác.

Eden Gumba Pales - 37 tuổi và là một người lao động theo diện giúp việc gia đình đến từ Philippines – đã cáo buộc gia đình nhà chủ đã lạm dụng thể chất của cô trong suốt hơn một năm. Cô đã nhiều lần bị bạo hành, bao gồm việc bị tát vào mặt, bị đánh bằng thìa, bị ép ăn cháo có pha chất tẩy rửa và bị đập đầu vào tường vì quên vệ sinh đồ chơi trẻ em. Thông tin này đã gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng những người lao động giúp việc đến từ Philippines và Indonesia tại Hồng Kông, khoảng 370.000 người.

Pales cho biết, cô đối mặt với nguy cơ tử vong và bị bóc lột sức lao động khi phải làm việc quá nhiều giờ và không thể đi chơi trong những ngày nghỉ của mình. Cuối cùng, cô phải bỏ trốn khỏi nhà chủ vào ngày 30/5 và tố cáo vụ việc lên các cơ quan chức năng. Vụ kiện đã được chính thức khởi tố với phiên điều trần tiếp theo dự kiến diễn ra trong tháng 1/2022.

Tuy nhiện, Shiela Bonifacio – Chủ tịch nhóm bảo vệ quyền của người di cư Gabriela Hồng Kông, cho biết, chuyện bạo hành những người lao động di cư từ nước ngoài như Pales ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch, nhưng các chính sách từ phía chính quyền Hồng Kông đang không hề ủng hộ những lao động này, mà còn đặt họ “vào một vị thế dễ bị tổn thương”.

Mặt khác, bất ổn chính trị trên toàn khu vực cũng dẫn đến những thách thức đối với phụ nữ. Ở Afghanistan, kể từ khi Taliban nắm quyền vào tháng 8, trẻ em gái và phụ nữ bị hạn chế quyền của họ, nhiều người bị ngăn cản đi làm và đi học. Các cuộc biểu tình do phụ nữ dẫn đầu yêu cầu Taliban tôn trọng quyền tự do của họ đã vấp phải bạo lực, nhiều người nói rằng họ đã bị dọa giết. Trong đó, Frozan Safi – một nhà hoạt động và giảng viên kinh tế 29 tuổi – đã bị bắn chết ở miền bắc Afghanistan.

Còn ở Myanmar, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm nay đã khiến quyền của phụ nữ đã bị giảm đi. Đơn cử, một số phụ nữ bị đòi “tiền mãi lộ” khi đi qua các trạm kiểm soát quân sự ở thủ đô Yangon, một số khác bị quấy rối tình dục bằng lời nói và hành động.

Bị quay lén, lăng nhục trên mạng, tống tiền

Ngày càng có nhiều phụ nữ bị các đối tượng nặc danh đe dọa sẽ những hình ảnh riêng tư của họ lên mạng. Đáng chú ý, tại Hàn Quốc, đã có những cuộc biểu tình trong những năm gần đây về việc phụ nữ bị quay lén, công bố hình ảnh riêng tư và bị đe doạ, bêu rếu trên mạng. Viện Nhân quyền Phụ nữ của Hàn Quốc thống kê rằng hơn 1.200 thanh thiếu niên đã báo cáo là nạn nhân của tội phạm tình dục kỹ thuật số trong năm nay.

Đáng nói, vào tháng 10, một nhóm đàn ông đã bị bắt ở Hàn Quốc vì đã hối lộ một nhân viên nhà nghỉ để lắp đặt camera quay lén trong tất cả các phòng. Nhóm người này đã quay lén hàng trăm khách mà không có sự đồng ý của họ, sau đó tống tiền họ bằng cách đe dọa tung đoạn phim “nóng” lên mạng. Mặt khác, cùng trong tháng này, giới chức Hàn Quốc cũng đã bắt giữ một hiệu trưởng trường tiểu học bởi hành vi cài đặt camera quay lén bên trong một phòng tắm có các nhân viên nữ trong trường.

Theo đó, bạo lực với phụ nữ trên nền tảng kỹ thuật số cũng ngày càng trở nên nhức nhối. Erika Nguyen, điều phối viên cấp cao của Ban Quyền của Phụ nữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng, cần có một kế hoạch hành động toàn diện về chống bạo lực với phụ nữ. Nếu không hành động kịp thời và quyết liệt hơn, mức độ tràn lan và nghiêm trọng của các hành vi bạo lực đối với phụ nữ sẽ ngày càng “kinh hoàng” hơn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.