Báo động nạn mất tích trẻ em ở Ấn Độ

Mỗi năm, hơn 90.000 trẻ em chính thức được trình báo bị bắt cóc, cho thấy vấn nạn này nghiêm trọng hơn nhiều so với những đánh giá trước đó của chính phủ. 

Mỗi năm, hơn 90.000 trẻ em chính thức được trình báo bị bắt cóc, cho thấy vấn nạn này nghiêm trọng hơn nhiều so với những đánh giá trước đó của chính phủ. 

Những đứa trẻ vừa được giải cứu khỏi một nhà máy ở New Delhi hồi tháng trước. Ảnh: WP
Những đứa trẻ vừa được giải cứu khỏi một nhà máy ở New Delhi hồi tháng trước. Ảnh: WP
Trong suốt 2 năm qua, Iqbal Ali như sống trong địa ngục bởi nỗi giày vò khi không thể tìm được đứa con trai mới 9 tuổi Irfan. Hai năm trước, đứa trẻ đã bị 2 người đàn ông đi xe máy đánh thuốc mê và bắt cóc khi đang chơi đùa cùng bạn bè.
“Từ ngày thằng bé biến mất, tôi đã gõ cửa nhiều nơi, tìm gặp nhiều chính trị gia, cảnh sát và cả thầy cúng để nhờ cậy giúp tìm con. Tôi từng có một cửa hàng bánh kẹo nhưng đã phải đóng cửa vì không có thời gian làm việc”, anh Ali đau đớn kể lại. 
Theo số liệu thống kê do nhóm vì quyền trẻ em Bachpan Bachao Andolan công bố hồi năm 2011, mỗi năm tại Ấn Độ có hơn 90.000 vụ trẻ em mất tích được chính thức trình báo. Gấp 10 con số này lên là số trẻ em trai và gái, hầu hết là con của những gia đình nghèo khó, đã trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Những đứa trẻ đó nếu không được cha mẹ chuộc về sẽ bị ép làm ăn xin hoặc làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, nhà riêng hoặc thậm chí là bị gả bán hoặc làm gái mại dâm. 
Trở lại câu chuyện của Irfan. Sau khi bị bắt đi, cậu bé được đưa đến làm việc trong một trang trại ở thị trấn Mullanpur gần 400km.
“Cháu đã phải cho trâu ăn, tắm rửa cho chúng và dọn dẹp chuồng trại. Mỗi ngày, chủ cho cháu ăn đúng một bữa và đó là những thứ mà họ đã ăn thừa. Nếu cháu dám than thở, họ lại trói cháu lại suốt đêm” – cậu bé kể lại. Nhưng đứa trẻ này vẫn còn rất may mắn so với hàng trăm ngàn trẻ em đã bị bắt cóc khác.
Tháng trước, sau hơn 2 năm bị hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần, đứa trẻ trong một lần tình cờ đã trèo qua tường khu trang trại biệt lập và được một người tốt bụng cho ẩn nấp trước khi tìm được cha mẹ đẻ.
Irfan chỉ là một trong số những đứa trẻ đã bị bắt cóc để thỏa mãn nhu cầu nhân công rẻ mạt trong ngành nông nghiệp tại Ấn Độ. Hay nói cách khác, tại Ấn Độ nói riêng và tại nhiều nước đang phát triển khác nói chung, ngành công nghiêp buôn người đã phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của luật pháp vì nhu cầu lao động.
Trong những tuần gần đây, hình ảnh thu được từ các camera giám sát cũng đã liên tiếp ghi được hình ảnh những đứa trẻ sơ sinh bị bắt cóc tại ga tàu điện hoặc thậm chí ngay tại hành lang bệnh viện trong khi cha mẹ các em đang ngủ cạnh đó.
Theo ông Bhuwan Ribhu – một nhà hoạt động vì quyền trẻ em – tình trạng này diễn ra nghiêm trọng như vậy chính là do nhà chức trách thiếu quyết tâm thực thi pháp luật, điều mà vốn ngoài tầm với của những người bình thường.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, buôn bán trẻ em nhằm bóc lột lao động và khai thác tình dục vẫn là “một dạng tội phạm ẩn”. Tổ chức này ước tính có từ 5,5 triệu đứa trẻ đã bị ép phải lao động quá sức nhưng chỉ riêng tại Ấn Độ, chính phủ nước này ước tính đã có từ 5 đến 12 triệu đứa trẻ bị ép làm việc. Mới đây, cảnh sát nước này cũng đã giải cứu 36 đứa trẻ mới chỉ 6 tuổi nhưng đã bị ép phải làm việc đến 10 giờ một ngày với mức lương 4 USD mỗi tháng. 
Để góp phần giảm thiểu vấn nạn này, chính phủ Ấn Độ hồi tháng trước đã đệ trình một lệnh cấm sử dụng lao động dưới 14 tuổi, được xây dựng dựa trên một đạo luật về quyền học tập của trẻ em được ban hành từ năm 2009. Các nhà hoạt động đã đánh giá cao dự luật, hiện đang chờ được phê chuẩn này, nhưng vẫn cảnh báo về khả năng thực thi. 
Cha mẹ của những đứa trẻ bị bắt cóc trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước nói rằng họ hầu như không nhận được sự giúp đỡ của cảnh sát, đơn giản là bởi họ quá nghèo. “Họ lạnh lùng nói rằng rất nhiều đứa trẻ khác cũng mất tích và họ làm xuể được” – Kunwar Pal, một người đàn ông cũng đang đau đáu tìm con trai cho biết và ngậm ngùi nói rằng ông có thể đã tìm được con nếu có tiền hối lộ cảnh sát. 
Các số liệu chính thức cho thấy, gần 450.000 vụ việc buôn bán trẻ em đã được trình báo trong 3 năm qua, nhưng chỉ có 25.000 vụ việc bị đưa ra truy tố và 3.394 đối tượng bị buộc tội. Do đó, chắc chắn vẫn sẽ có thêm hàng trăm nghìn đứa trẻ khác sẽ tiếp tục bị bắt cóc một cách trắng trợn và bị bóc lột sức lao động một cách tàn tệ…
Minh Ngọc (theo Washington Post)

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.