Bảo đảm quyền tác nghiệp của báo chí khi thực hiện truyền thông chính sách

(PLVN) - Trong quá trình truyền thông chính sách, các cơ quan Nhà nước cần cân nhắc giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối “sàng lọc” các nhu cầu cung cấp thông tin của báo chí..., đảm bảo quyền tác nghiệp của báo chí theo quy định.

Chiều 24/11, tại Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác truyền thông của ngành Thông tin & truyền thông; phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí chuyên trách truyền thông của Bộ.

Tại Hội nghị, ông Đỗ Công Anh -Giám đốc Trung tâm Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) đã công bố việc hình thành Mạng lưới truyền thông ngành TT&TT thống nhất, kết nối các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành với các cơ quan báo chí. Mạng lưới truyền thông gồm 32 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; 63/63 Sở TT&TT...

Giám đốc Trung tâm Thông tin Đỗ Công Anh công bố việc hình thành Mạng lưới truyền thông ngành TT&TT thống nhất. (Ảnh: PV)

Giám đốc Trung tâm Thông tin Đỗ Công Anh công bố việc hình thành Mạng lưới truyền thông ngành TT&TT thống nhất. (Ảnh: PV)

Đặc biệt, Mạng lưới có sự tham gia của gần 80 nhà báo, phóng viên chuyên trách của trên 50 cơ quan báo chí góp phần quan trọng làm tốt công tác truyền thông, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận trong hành động làm nên những thành công bước đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ ngành TT&TT được Đảng, Nhà nước giao.

Thông tin về kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin ứng xử đối với báo chí, truyền thông, Phó Cục trưởng Cục Báo chí Đặng Thị Phương Thảo, nêu rõ: Hệ thống báo chí của nước ta hiện nay có 127 cơ quan báo chí; 670 cơ quan tạp chí (318 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình; 64 Đài phát thanh, truyền hình ở địa phương; 5 đơn vị hoạt động truyền hình. Đồng thời, đã hoàn thành sắp xếp quy hoạch báo chí đối với các cơ quan báo chí tại 29/29 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 33/33 tổ chức Hội ở Trung ương và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 31/31 địa phương.

Bà Đặng Thị Phương Thảo cho rằng, truyền thông chính sách theo cách làm cũ là tập trung chủ yếu vào xử lý các sự vụ, sự kiện; chỉ cung cấp thông tin, ít chú ý đến câu chuyện; chưa đánh giá tác động chính sách, tác động truyền thông trong quá trình bàn bạc, ban hành và thực thi chính sách; nặng về “định tính” hơn “định lượng”; dồn trách nhiệm lên “người phát ngôn”, không nghĩ rằng phát ngôn là tổng thể rất nhiều yếu tố (văn bản, hình ảnh, video, chính sách ban hành...).

Phó Cục trưởng Cục Báo chí Đặng Thị Phương Thảo chia sẻ về kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin ứng xử với báo chí, truyền thông. (Ảnh: PV)

Phó Cục trưởng Cục Báo chí Đặng Thị Phương Thảo chia sẻ về kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin ứng xử với báo chí, truyền thông. (Ảnh: PV)

Cách nghĩ, cách làm mới đối với truyền thông chính sách là muốn quản lý được, phải nhìn thấy được (đo đếm được, đánh giá và điều tiết được xu hướng thông tin...); truyền thông đi trước, bằng nhiều phương thức để thay đổi nhận thức, tạo sự đồng thuận. Nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ báo chí cách mạng. Báo chí là kênh chủ lực cho truyền thông chính sách…

Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, đối với việc truyền thông chính sách, cơ quan Nhà nước cần tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí để lan tỏa thông tin chính thống, tích cực trên báo chí, trên mạng; thay đổi một số phương thức cung cấp thông tin cho báo chí; đầu tư cho những câu chuyện hay, truyền cảm hứng tích cực để lan tỏa, dẫn dắt xu hướng thông tin về ngành, địa phương…

Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, Hội Nhà báo địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban, Bộ, Hội Trung ương để quản lý chặt chẽ hoạt động báo chí, xử lý nghiêm vi phạm; cân nhắc, không cung cấp thông tin cho các phóng viên báo chí tác nghiệp không đúng tôn chỉ mục đích trong giấy phép hoạt động; tránh việc tiếp xúc cùng một lúc nhiều cơ quan báo chí khi hẹn lịch làm việc, trừ hội nghị, họp báo... Các cơ quan Nhà nước cũng cần cân nhắc giao Sở TT&TT làm đầu mối “sàng lọc” các nhu cầu cung cấp thông tin của báo chí, gợi ý cách cung cấp thông tin phù hợp, đảm bảo quyền tác nghiệp của báo chí theo quy định.

Tại Hội nghị, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, nhằm phòng ngừa và đấu tranh với tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; tổ chức truyền thông trên báo chí, trên mạng xã hội trong và ngoài nước về Bộ cẩm nang dưới nhiều hình thức... Đặc biệt, đã triển khai Kế hoạch truyền thông nâng cao ý thức người dùng mạng Internet tại Việt Nam với các chuỗi chương trình cụ thể như Chiến dịch “Tin” truyền đi thông điệp “Không gian ảo, niềm tin thật” - nâng cao khả năng nhận biết và phòng tránh tin giả, tin sai sự thật; Cuộc thi Anti Fake News dành cho học sinh, sinh viên, nhà sáng tạo nội dung, người sử dụng mạng xã hội; các hội thảo, tọa đàm về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phòng chống tin giả…

Các đại biểu cũng đã nghe phổ biến, quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành TT&TT giai đoạn 2023 - 2025; phát triển kinh tế số - xã hội số trong thời kỳ mới và các nội dung được xã hội, dư luận quan tâm cần đẩy mạnh tuyên truyền; vấn đề an toàn thông tin trong tình hình mới; quy trình phát triển, chuẩn hóa thông tin thuê bao di động có sử dụng video call.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đọc thêm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.