Bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm vaccine phòng COVID-19

Nữ điều dưỡng Bùi Thị Thanh Nhung (tại Khu cách ly, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2 TP Hải Phòng) tiêm vắc xin COVID-19 vào tháng 3/2021. Ảnh: An Đăng/SKĐS
Nữ điều dưỡng Bùi Thị Thanh Nhung (tại Khu cách ly, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2 TP Hải Phòng) tiêm vắc xin COVID-19 vào tháng 3/2021. Ảnh: An Đăng/SKĐS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Hiện tại, các cơ sở y tế của Việt Nam đều đáp ứng tốt các xử trí tai biến sau tiêm chủng. Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã ban hành hướng dẫn khám sàng lọc, Thông tư hướng dẫn xử trí phản vệ, hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm”, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết. 

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hiện tại, Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ các hướng dẫn cần thiết và cũng đã tập huấn cho các địa phương về cách xử trí các biến chứng sau tiêm. Đồng thời, Bộ sẽ luôn tiếp tục cập nhật các hướng dẫn để bảo đảm an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất.

Đối với những biến chứng nặng như đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng (mặc dù các biến chứng này rất hiếm gặp và Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng), theo ông Khoa, hệ thống y tế của chúng ta hiện nay cũng hoàn toàn xử trí tốt.

Theo TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng TCMR quốc gia, hệ thống y tế của chúng ta hiện nay hoàn toàn có thể xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Đặc biệt, các trường hợp phản ứng sau tiêm được phát hiện sớm nhiều hơn vì tiêm chủ yếu cho người lớn, nên đều được xử trí kịp thời và các phản ứng hồi phục rất nhanh.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam khẳng định, người dân yên tâm đi tiêm chủng vaccine COVID-19 vì hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 rất hiếm khi xảy ra.

Rối loạn đông máu sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cũng giống như các rối loạn đông máu thông thường. Và với hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) được Bộ Y tế triển khai tới 1.500 điểm tại 63 tỉnh, thành trên cả nước thời gian qua, các chuyên gia đầu ngành có thể hướng dẫn tuyến dưới xử lý nhanh chóng và hiệu quả hiện tượng này.

“Mặc dù chưa ghi nhận tai biến nặng sau tiêm vaccine COVID-19 nhưng Bộ Y tế cũng đã xây dựng hướng dẫn xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm và tập huấn cho các địa phương. Chúng ta cũng đã thiết lập hệ thống khám chữa bệnh từ xa, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc men.. .để sẵn sàng chủ động với các tình huống xảy ra.

“Hệ thống y tế hiện nay của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm vaccine COVID-19”, TS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19 rằng, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các nước tiên tiến.

Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.