Bàn xây dựng Luật tương xứng đặc thù Thủ đô

Trong 2 ngày (ngày 9 -10/8) tại TP.Nha Trang, Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo về Dự thảo Luật Thủ đô. Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có ông Đặng Đình Luyến - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; đại diện các Bộ, ngành Trung ương; TS.Lê Xuân Thân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh, thành trên toàn quốc.

Trong 2 ngày (ngày 9 -10/8) tại TP.Nha Trang, Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo về Dự thảo Luật Thủ đô. Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có ông Đặng Đình Luyến - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; đại diện các Bộ, ngành Trung ương; TS.Lê Xuân Thân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh, thành trên toàn quốc.

Phát biểu tổng quan về Dự thảo Luật Thủ đô, ông  Đặng Đình Luyến cho biết: “Dự án Luật Thủ đô có 4 Chương với 33 Điều, do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với UBND TP.Hà Nội và các cơ quan hữu quan của Chính phủ soạn thảo và hoàn thiện Dự án Luật Thủ đô. Dự kiến sẽ trình Quốc Hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2012”. 

Ông Đặng Đình Luyến – Phó Chủ nhiệm Ủy  ban Pháp luật Quốc hội
Ông Đặng Đình Luyến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội

Luật Thủ đô quy định về vị trí, vai trò quan trọng của Thủ đô; các chính sách, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; quy định các cơ chế đặc thù cho Thủ đô trên một số lĩnh vực như: Quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, phát triển nhà ở, quản lý giao thông, quản lý dân cư, an ninh trật tự, an toàn xã hội…

Tuy nhiên, Thủ đô Hà Nội là một đô thị đặc biệt; một trung tâm đầu não quan trọng về chính trị, hành chính quốc gia; nơi đặt trụ sở chính các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế; nơi diễn ra nhiều hoạt động đối nội và đối ngoại lớn của cả nước…

Bàn về quy định áp dụng mức xử phạt tiền cao hơn đối với một số hành vi vi phạm hành chính ở nội thành trong Dự thảo của Luật Thủ đô, ông Đặng Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm Lý lịch Tư pháp quốc gia (Bộ Tư pháp) - cho rằng: “Cần xem xét lại Điều 22 Luật Thủ đô về việc cho phép HĐND TP.Hà Nội được quy định mức tiền phạt về hành vi vi phạm hành chinh cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng, giao thông… việc HĐND Thủ đô Hà Nội được quyền đưa ra mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành bởi trong thực tế hiện nay, tất cả các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính đều do Chính phủ quy định; các Bộ, Ngành trung ương ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định đó”.                                         

Tham luận tại Hội thảo, ông Phan Hồng Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội - đồng tình với Dự thảo Luật Thủ đô và đề nghị Quốc hội sớm xem xét thông qua Luật Thủ đô nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.

Đánh giá lại sau hơn 10 năm thi hành Pháp lệnh Thủ đô (có hiệu lực ngày 3-2-2001), ông Sơn cho rằng: “Việc ban hành Luật Thủ đô nhằm làm cho Thủ đô Hà Nội có vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô của các nước trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, đầu não về chính trị hành chính quốc gia, một trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế… rất lớn của cả nước”.

Ông Lê Thành Long - Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Ông Lê Thành Long - Thứ trưởng Bộ Tư pháp

Hội thảo cũng đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến Luật Thủ đô trên nhiều lĩnh vực như: Chính sách đặc thù và cần thiết cho xây dựng, triển và quản lý Thủ đô; địa vị pháp lý của Thủ đô; cơ chế về quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng của Thủ đô; cơ chế về quản lý dân cư; quản lý nhà ở, đất đai, tài chính, vốn và huy động vốn; cơ chế về an ninh và trật tự an toàn xã hội, môi trường, giao thông, Y tế, văn hóa, Giáo dục đào tạo..

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng: Dự thảo Luật Thủ đô không sai với Hiến pháp, nhưng còn nhiều bất cập so với hệ thống pháp luật hiện hành. Mặt khác, Dự thảo Luật Thủ đô hiện diện trong điều kiện Hiến pháp năm 1992 chưa được sửa đổi, bổ sung. Do đó, nên chăng chờ đến khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi xong mới trình Quốc hội ban hành Luật Thủ đô.

Về vấn đề này, quan điểm của ông Lê Thành Long - Thứ trưởng Bộ Tư pháp - cho rằng: Dự thảo Luật Thủ đô được thực hiện theo Hiến pháp hiện hành (1992), cũng như Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị. Trước khi trình Quốc hội, Dự thảo Luật Thủ đô này còn phải đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong toàn xã hội.

Hùng Lượng

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Đọc thêm

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .