Bản Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện pháp lý quan trọng, khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc

Bản Tuyên ngôn Độc lập của của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo là sự khẳng định thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, ngày 1/9, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “75 năm bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện pháp lý quan trọng, khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc ảnh 1

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã kế thừa những giá trị truyền thống hết sức quý báu của dân tộc được thể hiện tiêu biểu trong những áng thiên cổ hùng văn như Nam quốc sơn hà, Đại cáo bình ngô... đồng thời nâng lên tầm cao mới. Bản Tuyên ngôn Độc lập có chỉ hơn 1.000 từ nhưng chứa đựng nhiều nội dung có giá trị hết sức sâu sắc và mang ý nghĩa lâu dài, không chỉ đối với dân tộc Việt Nam, mà cả với nhân loại tiến bộ.

Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo đanh thép chế độ thống trị thống trị tàn bạo và phản động của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam. Đó là những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa của những cuộc Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Tuyên ngôn Độc lập - văn kiện mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân Việt Nam vô cùng cực khổ, lầm than. Không cam chịu ách thống trị ngoại bang, nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra sôi nổi, nhưng đều bị chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp đẫm máu.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Người soạn thảo, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Các tham luận và báo cáo đều thống nhất Tuyên ngôn Độc lập của của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo là sự khẳng định thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là trang sử chói lọi đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập, tự do, hạnh phúc.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), kế thừa những thành tựu của văn minh nhân loại, Tuyên ngôn Độc lập đã tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người, thể hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trên cơ sở khẳng định quyền tự nhiên, cơ bản của con người, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định các dân tộc có quyền được hưởng độc lập, tự do và hạnh phúc, đây là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc.

Đồng tình với quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Đình Phong (Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, Tuyên ngôn Độc lập là một bản tổng kết giá trị cao quý về quyền con người, quyền của các dân tộc trên thế giới. Theo Hồ Chí Minh, đó là quyền thiêng liêng, cao cả của con người nhưng quyền con người phải nằm trong quyền dân tộc và không tách rời quyền dân tộc. Đồng thời, Tuyên ngôn Độc lập cũng khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc phải được công nhận trên cơ sở tôn trọng các giá trị và nguyên tắc tiến bộ của nhân loại.

Các đại biểu khẳng định: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính nhờ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo ngọn cờ cứu nước của Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trên phạm vi cả nước, xây dựng nền dân chủ cộng hòa.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết tinh và thể hiện sự tập trung sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, đạo đức và nhân cách Hồ Chí Minh. 75 năm đã trôi qua, Bản Tuyên ngôn Độc lập luôn được coi văn kiện pháp lý đặc biệt quan trọng, kết tinh giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc và tinh hoa thời đại, vẫn vang vọng mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại...

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam