Bàn quy định quản lý đất đai để sửa đổi Hiến pháp

Hôm qua (17/10), Viện chiến lược - chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức hội thảo khoa học những vấn đề về tài nguyên và môi trường trong Hiến pháp sửa đổi. Nhiều ý kiến trong hội thảo cho rằng cần làm rõ nét hơn vai trò của tài nguyên và môi trường trong sự phát triển kinh tế bền vững.

Hôm qua (17/10), Viện chiến lược - chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức hội thảo khoa học những vấn đề về tài nguyên và môi trường trong Hiến pháp sửa đổi. Nhiều ý kiến trong hội thảo cho rằng cần làm rõ nét hơn vai trò của tài nguyên và môi trường trong sự phát triển kinh tế bền vững.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Môi trường - một trong ba trụ cột để phát triển bền vững

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho rằng, môi trường là một khái niệm rất lớn nhưng lại chưa được đặt trong một chương nào của Hiến pháp 1992. Trên thực tế, Cương lĩnh và các văn kiện của Đảng cũng nhấn mạnh vấn đề bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững. Môi trường là một trong ba trụ cột, có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong sửa đổi lần này đưa vấn đề nói trên vào Hiến pháp như thế nào, chọn vấn đề gì cho đúng “tầm” và góp phần để Hiến pháp có sức sống lâu dài là vấn đề cần cân nhắc hết sức thận trọng.

Viện trưởng Viện chiến lược - chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Văn Tài cho biết, quá trình lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp, rất nhiều ý kiến quan tâm đề xuất về vấn đề sở hữu đất đai. Từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp 1992, sở hữu trong lĩnh vực nói trên đã rõ dần. Và để cụ thể hơn, Ban biên tập đang đề xuất quy định theo phương án đất đai, nguồn nước, khoáng sản, vùng trời, vùng biển và tài nguyên thiên nhiên khác, các công trình và các tài sản nhà nước đầu tư, quản lý đều thuộc sỏ hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Dự thảo, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được thống nhất quản lý theo pháp luật và quy hoạch.

Ông Nguyễn Quang Tuyến, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, không nên quy định đất đai là “tài nguyên quốc gia” mà cần quy định nó là tài sản quốc gia. Bởi tài nguyên là cái tiềm năng, nếu quy định nó là tài sản thì mới là nguồn lực để phát triển đất nước. Ông Tuyến cũng cho rằng, ngoài đất, nguồn nước, khoáng sản…như trong dự thảo sửa đổi thì cần đưa cả rừng vào bởi đây là nguồn tài nguyên quan trọng.

Đề nghị bổ sung địa chất cũng là nguồn tài nguyên, ông Nguyễn Tất Thắng, chuyên gia cao cấp phân tích: địa chất không chỉ là khoa học nghiên cứu mà còn là nguồn tài nguyên của đất nước. Ví dụ như cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).

Chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội Võ Tuấn Nhân thì cho rằng, không nên quy định cụ thể nhà nước có cơ chế, có chính sách bảo đảm quyền A, quyền B… mà chỉ nên quy định trách nhiệm của nhà nước. Bởi, cơ chế, chính sách đó là các công cụ của nhà nước, được nhà nước sử dụng để thực hiện trách nhiệm của mình. “Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản nên phải viết thật gọn và dễ hiểu”, ông Nhân nói.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Trần Thị Minh Hà cũng tỏ rõ quan điểm chỉ nên quy định chung về tài nguyên thiên nhiên mà không cần phải “kê” ra những loại nào vì đã có các luật chuyên ngành quy định.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc lưu ý: “Quy định thế nào để bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Hiến pháp chỉ nên quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, còn những vấn đề cụ thể để luật chuyên ngành”.

Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, liên quan đến vấn đề tài nguyên và môi trường, Ban biên tập sẽ tiếp thu, chỉnh lý để tiếp tục hoàn thiện dự thảo trước khi trình ra Quốc hội.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà:

“Đất đai không thể thuộc sở hữu tư nhân”

“Có ý kiến trong quá trình thảo luận đặt ra vấn đề sở hữu tư nhân với tài nguyên nhưng tôi cho là không phải. Đất đai, tài nguyên, khoáng sản… là thành quả của hàng ngàn thế hệ, của hàng triệu năm sức lao động chiến đấu hy sinh. Nhà nước ta là nhà nước XHCN nên đất đai, các loại tài nguyên là tài sản của các thế hệ toàn dân.

Việc quản lý, khai thác sử dụng bình đẳng giữa công dân thế hệ hôm nay với các thế hệ mai sau thì một cá thể nào đó không làm được mà chỉ có nhà nước. Sở hữu toàn dân có từ lâu rồi và  từ lâu đã không thay đổi, ai đó nói đến sở hữu tư nhân thì chỉ là trong phạm trù hẹp. Như cái nhà của mình, cái cây mình trồng trên đất rừng đó là tài sản thuộc sở hữu tư nhân.

Không ai nói đất đai là sở hữu tư nhân cả. Nguồn nước cũng vậy. Mình đào cái giếng trong nhà, trong giếng có nguồn nước, cái giếng đó thuộc về mình, nhưng nguồn nước đó lại thuộc một tầng chứa nước mà mọi người cùng sử dụng chung. Cho nên không thể nói nguồn nước đó là sở hữu tư nhân. Phải hiểu nguồn nước ở khái niệm rộng hơn để phân biệt rõ như thế nào là sở hữu tư nhân” 

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh buổi tiếp.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI), cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia cùng các cán bộ của Ủy ban CAI nhân dịp đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp còn có ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).