Băn khoăn tiêu chí đặt tên “bệnh viện quốc tế”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Những bất cập trong việc đặt tên bệnh viện đã được các chuyên gia chỉ ra khi góp ý về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh về khám bệnh, chữa bệnh; trang thiết bị y tế và mỹ phẩm sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2016/NĐ-CP, Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Theo đó, khoản 7 Điều 1 Dự thảo bổ sung Điều 41a Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hướng dẫn nội dung biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Dự thảo quy định 3 tiêu chí để đặt tên là “Bệnh viện quốc tế” gồm: Đối tượng phục vụ là người Việt Nam và người nước ngoài; Được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công nhận; Người hành nghề bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam.

Theo các chuyên gia, quy định này vừa chưa rõ ràng vừa chưa hợp lý. Thứ nhất, không rõ mục tiêu của việc đặt ra quy định về tiêu chí đặt tên “Bệnh viện quốc tế” là gì? Nếu mục tiêu hướng đến để nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng thì quy định này dường như chưa thực sự cần thiết, bởi vì dù là “Bệnh viện quốc tế” hay là không thì cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. 

“Về mặt pháp lý, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều bình đẳng” – văn bản của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, nêu – “Không rõ bệnh viện phải đáp ứng tất cả các tiêu chí hay chỉ cần một trong các tiêu chí là có thể được đặt tên là “Bệnh viện quốc tế”?”.

Phân tích cụ thể, tiêu chí “Đối tượng phục vụ là người Việt Nam và người nước ngoài” được cho là không có nhiều ý nghĩa vì việc xác định đối tượng phục vụ khá đơn giản, bệnh viện nào cũng tiến hành được. Hơn nữa tiêu chí này khó khu biệt, khó phân biệt giữa “bệnh viện quốc tế” hay không vì gần như bệnh viện nào cũng phục vụ cho cả người Việt Nam và người nước ngoài, đặc biệt là các trường hợp như cấp cứu, sơ cứu…

Tiêu chí “Được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công nhận” cũng gây phân vân vì không rõ hiện nay đã có tiêu chuẩn về bệnh viện quốc tế chưa? Nếu đã có tiêu chuẩn quốc tế về “Bệnh viện quốc tế” thì có sự công nhận phù hợp với tiêu chuẩn này là đủ, các tiêu chí khác sẽ trở nên … thừa. Vì thế, để đảm bảo tính minh bạch, đây là quy định cần được xem xét lại.

Tương tự, quy định “Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mang tính đặc thù” cũng chưa rõ ràng: Thế nào được cho là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mang tính đặc thù? Bộ Y tế sẽ dựa vào cơ sở nào để quyết định tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này? Quy trình thủ tục nào để được đặt tên? Các chuyên gia lo ngại quy định này sẽ nảy sinh ra thủ tục hành chính mới và có nguy cơ gây phiền phức cho tổ chức, doanh nghiệp, cần phải được làm rõ.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.