Bài 2: Thu hồi nợ: Khó trăm bề

(PLVN) - Ngư trường khó khăn, dịch bệnh Covid -19 bùng phát, giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá thủy hải sản lại giảm mạnh, cộng với nhiều nguyên nhân khác khiến việc trả nợ ngân hàng dần trở thành bất khả thi. Tàu cá là tài sản bảo đảm cho khoản vay của ngư dân bị kê biên, bán đấu giá để thu hồi nợ. Nhưng công đoạn xử lý các tài sản này vô cùng gian nan.

Khó từ khâu tống đạt giấy tờ, xác minh, lai dắt

Tại Thanh Hóa, báo cáo của Cục THADS cho biết, tổng số việc/tiền thụ lý thi hành từ năm 2015 đến nay là: 33 việc với tổng số tiền phải thi hành án là 328.291.138.000 đồng; đến nay đã thi hành xong 69.062.248.000 đồng. Như vậy về tỷ lệ tiền, Thanh Hóa đang là địa phương có tỷ lệ thi hành khá cao so với nhiều địa phương trong cả nước.

Tuy nhiên, theo Cục THADS Thanh Hóa, việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu cá khó khăn trong tất cả các công đoạn thi hành án, mà trước hết từ khâu xác minh, tống đạt giấy tờ. “Chúng tôi thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển (như Biên phòng), khi có thông tin ngư dân vào bờ là thực hiện ngay việc tống đạt giấy tờ thi hành án. Tuy nhiên, một bộ phận rất lớn ngư dân đánh bắt xa bờ, đi biển dài ngày nên việc chờ đợi họ trở về đất liền là rất lâu, việc tống đạt rất khó khăn, quá trình thi hành án bị kéo dài”, một Chấp hành viên cho biết.

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa làm nhiệm vụ tại hiện trường tàu cá

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa làm nhiệm vụ tại hiện trường tàu cá

Tàu ra khơi, sau những chuyến đi hàng tháng không thể trở về địa phương do hỏng hóc trên một vùng biển thuộc địa phương khác, phải cập bến, neo, đậu. Không có đủ chi phí lai dắt, thói quen của ngư dân là hỏng tại đâu, cố gắng tấp vào đó. Theo quy định tàu không đủ điều kiện an toàn, không được ra khơi, nếu cố tình không thực hiện sẽ bị xử lý về hành chính, thậm chí là hình sự. “Đối với những trường hợp này khi cơ quan THADS rất vất vả khi xác minh hiện trạng tài sản vì tàu đang neo đậu ở những vùng biển rất xa (thường là các tỉnh phía Nam). Cơ quan THADS phải thực hiện lai dắt về để xử lý dẫn đến phát sinh các chi phí và kéo dài quá trình tổ chức thi hành án”, ông Hoàng Văn Truyền, Cục trưởng Cục THADS Thanh Hóa cho biết.

Bên cạnh đó, một khó khăn khác đến từ những người phải thi hành án. Theo nhiều cơ quan THADS, bản thân các chủ tàu khi đã bị khởi kiện, đến giai đoạn thi hành án thường có thái độ bất hợp tác, tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ thi hành, với lý do hoạt động khai thác không hiệu quả, chi phí sửa chữa tăng cao, không có khả năng thanh toán. Đặc biệt, chủ tàu thường gây khó khăn bằng cách thường xuyên di chuyển, không neo đậu ở địa điểm cố định, không cho tàu về neo đậu tại cảng cá đã đăng ký làm mất nhiều thời gian và gây khó khăn cho việc tìm kiếm, xác minh, kê biên, xử lý tài sản. Có trường hợp phải phối hợp với lực lượng biên phòng để truy tìm.

Trường hợp tàu đã về đến cảng, sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế kê biên thì việc giao ai bảo quản tàu cũng là vấn đề vô cùng nan giải. Nếu đi thuê các đơn vị có chức năng bảo quản trông giữ thì chi phí tính theo ngày, rất đắt đỏ. Do đó, nhiều cơ quan THADS giao cho người phải THA trông giữ luôn tài sản bảo đảm. Thường thì người phải thi hành án sẽ neo đậu nhờ trên các vùng biển, cửa sông được phép neo đậu và thực hiện bảo quản định kỳ để giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, trong trường hợp thiên tai, bão, hoặc phát sinh những rủi ro khác đối với con tàu thì rất khó truy trách nhiệm, đặc biệt khi có những thiệt hại xảy ra.

Đến thẩm định giá, bán đấu giá, thu hồi nợ

Các vụ việc liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm là tàu cá theo phản ánh của nhiều cơ quan THA thường kéo rất dài. Ngoài khó khăn trong tống đạt, xác minh, lai dắt, tìm nơi neo đậu tàu cá… thì việc thẩm định giá, bán đấu giá để thu hồi nợ cũng khó khăn không kém. Theo phản ánh của Cục THADS Bình Định, giá trị tàu cá tại thời điểm thế chấp và thời điểm cơ quan THADS kê biên, xử lý chênh lệch rất lớn. Đa số tàu cá đến giai đoạn thi hành án đã bị gỉ sét, mục nát, xuống cấp nghiêm trọng. Giá khởi điểm đưa tàu ra bán đấu giá lần đầu chỉ có giá trị khoảng 13% giá trị tài sản lúc thẩm định cho vay, nhưng vẫn cao hơn giá thị trường, dẫn đến tình trạng không có người mua, cơ quan THADS phải hạ giá nhiều lần dẫn đến quá trình THA kéo dài, chi phí xử lý tài sản lớn, đến khi thu được nợ có khi chỉ còn giá trị khoảng 7-9% giá trị khoản vay phải trả cho ngân hàng. Thực tế qua các vụ việc PV chứng kiến cho thấy, rất nhiều tàu cá đầu tư ban đầu từ 15-20 tỷ/tàu nhưng khi kê biên bán đấu giá chỉ được khoảng 1,5-2 tỷ đồng/tàu. Con số này chỉ đủ một phần rất nhỏ để thực hiện nghĩa vụ của bản án.

Theo thống kê của Cục THADS Quảng Nam, từ năm 2021 đến nay tổng số việc các cơ quan THADS đã thụ lý liên quan đến xử lý tài sản là tàu đánh cá theo Nghị định số 67 là 22 việc nhưng chưa có việc nào thi hành xong. Về tiền, tổng số tiền đã thụ lý: 260.036.387.000 đồng; đã thi hành xong: 24.705.902.000đồng; còn phải thi hành là 230.833.725.000 đồng.

Mặc dù số vụ việc phải thi hành liên quan đến việc thực hiện Nghị định 67 là rất ít, chỉ có 22 việc nhưng chiếm tổng số tiền còn phải thi hành rất lớn. Về kết quả tổ chức thi hành xong, đặc biệt là về tiền là rất thấp (đạt tỷ lệ 0% về việc và 9,50% về tiền so với tổng số thụ lý).

Trong khi đó, đối tượng mua tàu cá cũng rất hạn chế, chỉ có ngư dân đánh bắt hải sản mới có nhu cầu mua. Thậm chí nhiều tàu cá phải bán cho ngư dân trên địa bàn tỉnh khác, phát sinh các chi phí lai dắt tốn kém, trong khi mua về họ cũng phải đầu tư một khoản tiền rất lớn để tu tạo, sửa chữa, tàu mới có thể hoạt động trở lại. Khoản đầu tư rất lớn vào tàu cá đã bị hỏng hóc, xuống cấp cũng vô tình hạn chế nhiều ngư dân muốn mua tàu. Thực tế có nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá nhưng không có người đăng ký mua, có những tàu cá giảm giá hơn 10 lần chưa bán được. Khi bán được, trừ các chi phí cho quá trình tổ chức thi hành án cũng còn lại không đáng là bao.

Với đặc trưng của tàu cá, khi bị ngưng hoạt động, neo đậu vào bờ thì rất nhanh chóng bị xuống cấp, đối với các tàu vỏ sắt thì bị gỉ sét, hư hỏng nặng về thân vỏ, các trang thiết bị và ngư lưới cụ trên tàu lâu ngày không hoạt động cũng đều bị hư hỏng, mất mát. Tàu nằm bờ, càng để lâu, càng hỏng, càng phát sinh chi phí. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ tiền duy tu, bảo dưỡng tàu cá vỏ thép cho ngư dân còn nhiều thủ tục, thiếu hướng dẫn về định mức kỹ thuật nên ngư dân khó tiếp cận.

Chấp hành viên Cục THADS Quảng Nam kiểm tra tàu cá neo đậu

Chấp hành viên Cục THADS Quảng Nam kiểm tra tàu cá neo đậu

Theo Cục THADS tỉnh Quảng Nam khi Cơ quan THADS xử lý xong hết tài sản tàu nhưng không đủ để trả khoản vay thì Cơ quan THADS buộc phải tiếp tục xử lý tài sản khác (như nhà, đất…) của ngư dân. Nhiều gia đình cả mấy thế hệ chỉ có ngôi nhà là tài sản duy nhất, việc kê biên, bán đấu giá nhà ở và tàu cá dẫn đến họ và gia đình không còn nơi ở, không còn công cụ, phương tiện để ra khơi hoặc sản xuất kinh doanh dựa vào biển. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương và chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế biển và các vấn đề biển đảo; dư luận địa phương cũng không ủng hộ việc Cơ quan THADS kê biên, xử lý tài sản khác, nhất là tài sản là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình họ, đi ngược với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tạo bức xúc và chống đối của người phải thi hành án. Đây là vấn đề chung của nhiều cơ quan THADS trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Ngoài ra, theo phản ánh của một số cơ quan THADS, khó khăn còn nằm ở chỗ, phía ngân hàng để thu hồi nợ thì rất muốn định giá cao (trong khi giá trị tài sản thực tế thì rất thấp), dẫn đến có nhiều cuộc thẩm định giá phải làm đi làm lại, phát sinh nhiều chi phí. Quan điểm không thống nhất giữa Ngân hàng, cơ quan THADS và các cơ quan liên quan, định giá không sát giá trị thực tế, đây cũng là nguyên nhân các vụ xử lý tài sản tàu cá bị kéo dài.

Đọc thêm

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.