Bạch Long Vĩ - Hòn đảo diệu kỳ và bí ẩn giữa trùng khơi

A1 Ngọn hải đăng cùng hình ảnh lá cờ Tổ quốc đánh dấu chủ quyền biển đảo
A1 Ngọn hải đăng cùng hình ảnh lá cờ Tổ quốc đánh dấu chủ quyền biển đảo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Qua 30 năm, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) đã mang dáng dấp một đô thị thu nhỏ, hiện hữu với nhiều điều thú vị. Nhưng Bạch Long vẫn ẩn chứa những điều bí ẩn và kỳ diệu, thôi thúc một sự khám phá nơi mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc mình…

Bứt phá diệu kỳ nơi đảo xa

Là đảo đá nằm giữa trùng khơi, nhìn từ trên cao, hòn đảo này có hình dạng giống đuôi của một con rồng. Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo xa bờ nhất của Việt Nam trên vịnh Bắc Bộ, cách đất liền khoảng 140 km, có diện tích khoảng 2,5 km2 khi thủy triều lên và 4 km2 khi thủy triều xuống…

Huyện đảo Bạch Long Vỹ là 1 trong 8 ngư trường lớn của cả nước, có nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú. Đây cũng là chỗ dựa để ngư dân yên tâm đánh bắt cá xa bờ, vào tránh trú bão, làm hàng. Do đó, mặc dù có diện tích hẹp nhưng huyện đảo có vị trí chiến lược, tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế biển.

Ông Trần Quang Tường, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ cho biết: Ngoài mục tiêu trở thành Trung tâm hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn phía Bắc, huyện sẽ tập trung phát triển du lịch, đầu tư đóng tàu mới để rút ngắn thời gian di chuyển từ đất liền ra đảo từ 7 giờ xuống 3 giờ, để người dân và du khách có nhiều điều kiện thuận lợi trên hành trình đến đảo…

Ông Trần Quang Tường, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ cho biết, ngày 09/12/1992, Chính phủ Ban hành Nghị định số 15/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký, chính thức thành lập huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng.

Năm 1993 lớp thanh niên đầu tiên ra đảo, chỉ có một dãy nhà dành cho bộ đội, đất đai cằn cỗi, chỉ có cát, sỏi và xương rồng, nước ngọt khan hiếm, chưa có điện, tối đến đèn dầu tù mù, sóng biển ầm ào làm cho nỗi nhớ nhà của những cư dân trẻ nhân lên gấp bội. Tàu từ đất liền ra đảo lúc đó 1 năm chỉ có 1 đến 2 chuyến, cả đội phải thay nhau về. Khó có thể kể hết những gian truân thời gian đầu, nhưng rồi với sức trẻ, anh chị em trong đội động viên nhau, bởi đã xác định ra đảo là quyết tâm bám trụ, xây dựng đảo giàu đẹp.

Ông Tường chia sẻ, đến nay huyện đã thực hiện tuyển 9 đợt dân ra đảo, hiện nay huyện có 326 hộ dân, với 1.152 nhân khẩu, việc làm và đời sống nhân dân cơ bản ổn định và phát triển. Đã có nhiều đôi nam nữ xây dựng gia đình tại đảo và yên tâm lập nghiệp.

Bạch Long Vĩ là một trong 8 ngư trường lớn của Vịnh bắc bộ

Bạch Long Vĩ là một trong 8 ngư trường lớn của Vịnh bắc bộ

Những bãi cát xưa khô cằn, sỏi đá, giờ mọc lên nhiều công trình như trường học, bệnh xá quân dân y, nhà khách, trạm Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Ban Chỉ huy quân sự huyện, khu công viên Liên đội TNXP, những cột tiếp sóng cao vút phủ sóng liên lạc một vùng biển, đảo rộng lớn, cạnh đó là ngọn hải đăng miệt mài chiếu sáng dẫn đường cho tàu bè qua lại bất chấp bao nhiêu lần mưa giông, gió bão…

Rưng rưng những viên gạch ghi dấu chủ quyền

Ông Trần Quang Tường cho biết, để đánh dấu chủ quyền linh liêng của Tổ quốc, mỗi viên gạch lát tại đây đều là loại gạch đỏ nung hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống của người Việt, từ đất và nước của cội nguồn và đều được khắc dòng chữ: “Nước CHXHCN Việt Nam”. Những viên gạch đó, từng xe cát, từng viên sỏi đều có công sức của toàn bộ lực lượng vũ trang và người dân trên đảo. Đó là cách để những công dân trên đảo thể hiện chủ quyền biển đảo, thể hiện tình yêu quê hương của mình.

Đến thăm Đảo Bạch Long Vỹ, khách phương xa có dịp lễ chùa Bạch Long, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, lầu thờ Phật thắp một nén nhang thành kính dâng hương để thấy long mình thanh thoát, tĩnh tại và an lành, cầu nguyện cho quốc thái, dân an…

Có thể nói, sự cách biệt địa lý, không gian cũng như ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng, an ninh đã tạo nên một Bạch Long Vĩ đầy ấn tượng. Để đi được tới Bạch Long Vĩ là một hải trình dài đằng đẵng trên những con tàu lớn vượt qua bao lớp sóng biển trùng khơi, thôi thúc một sự trải nghiệm, một hành trình rất dài từ đất liền ra đến đảo…

Hình ảnh huyện Bạch Long Vĩ nhìn từ trên cao giống đuôi của một con rồngHình ảnh huyện Bạch Long Vĩ nhìn từ trên cao giống đuôi của một con rồng

Dù là đơn vị hành chính cấp huyện nhưng Bạch Long Vĩ lại không có đơn vị hành chính cấp xã, phường mà chỉ có các tổ dân phố. Viện KSND, TAND huyện Bạch Long Vĩ có lẽ là những cấp Tòa, Viện “nhàn nhất” trong hệ thống tư pháp Việt Nam bởi gần như cả năm họ… “thất nghiệp”. Chưa từng có vụ trộm cắp, cướp giật nào xảy ra ở huyện từ ngày thành lập tới nay.

Một điểm đặc biệt nữa là dân số ở đảo Bạch Long Vĩ có tuổi đời rất trẻ, độ tuổi trung bình của người dân nơi đây còn chưa tới 40, người có số tuổi cao nhất chưa đến 50. Và hơn 20 năm qua, Liên đội thanh niên xung phong trên đảo vẫn duy trì nghi thức chào cờ vào 7h sáng bất kể nắng, mưa…thể hiện một tình yêu biển, yêu đảo, yêu Tổ quốc luôn cháy trong tim mỗi người. Hòa quyện vào mảnh đất này là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc trên đỉnh hải đăng tung bay trong gió cùng tiếng sóng biển rì rào… rung rưng trong mỗi chúng ta một niềm cảm xúc, tự hào khó tả…

Bạch Long Vĩ cần trở thành trung tâm tìm kiếm cứu nạn, hậu cần nghề cá và phát triển du lịch

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, Bạch Long Vỹ cần hướng đến ba mục tiêu lớn: trở thành trung tâm tìm kiếm cứu nạn kết hợp trung tâm hậu cần nghề cá, ngư trường lớn của vịnh Bắc bộ; trở thành điểm du lịch truyền thống kết hợp du lịch trải nghiệm; đồng thời phấn đấu trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản công nghệ cao.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.