Bạc Liêu sẵn sàng ứng phó với “3 kịch bản” của hạn mặn

(PLVN) - Để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động của biến đổi khí hậu gây ra trong mùa khô năm 2021, Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 với “3 kịch bản”. 

Ứng phó xâm nhập mặn 

Cụ thể, 3 kịch bản mà các địa phương xây dựng và đưa ra các phương án đối phó là (ít gay gắt, gay gắt tương đương và gay gắt hơn mùa khô năm 2019 – 2020). Các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,… cũng dự báo năm 2021 là năm mặn hạn cao. Cần chủ động có phương án tích trữ nước ngay trong lúc nguồn nước chưa bị ảnh hưởng bởi mặn để bảo vệ tốt vườn cây trái, hoa màu và giữ nước sinh hoạt.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng (đứng thứ ba từ phải sang) và Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều (đứng thứ nhất từ phải sang) kiểm tra công tác ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn tại huyện Phước Long.
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng (đứng thứ ba từ phải sang) và Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều (đứng thứ nhất từ phải sang) kiểm tra công tác ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn tại huyện Phước Long. 

Để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động của biến đổi khí hậu gây ra trong mùa khô năm nay, Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 với 3 kịch bản. Sự chủ động này đã từng giúp Bạc Liêu thực hiện thắng lợi các giải pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong năm qua và trở thành địa phương có mức độ thiệt hại thấp nhất khu vực ĐBSCL.

Rãnh chứa nước dưới chân ruộng để phục vụ sản xuất cho nông dân và đề phòng trong mùa khô hạn.
 Rãnh chứa nước dưới chân ruộng để phục vụ sản xuất cho nông dân và đề phòng trong mùa khô hạn.

Bạc Liêu đã chủ động giảm thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra, theo đó diện tích sản xuất lúa đông xuân của Bạc Liêu sẽ giảm 3.400ha ở các nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt. Trong trường hợp khẩn cấp, toàn tỉnh sẽ tiến hành đắp hệ thống 380 đập tạm để tổ chức bơm chuyền trữ nước ngọt cho vụ lúa đông xuân và dự kiến đầu tháng 3/2021.

Hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu - Lưu Hoàng Ly, cho biết: “Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trên tinh thần chủ động, quyết liệt và bảo vệ tốt phát triển sản xuất, ngành Nông nghiệp sẽ huy động nguồn nhân lực của toàn ngành bám sát đồng ruộng và có ngay các giải pháp xử lý các tác động bất lợi do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Đồng thời, Ngành Nông nghiệp và các địa phương sẽ tập trung phát động phong trào làm thủy lợi, thủy nông nội đồng trong mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn toàn tỉnh. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ bảo vệ phát triển đất trồng lúa để xây dựng hệ thống thủy nông nội đồng và các ô thủy lợi khép kín phục vụ sản xuất. Vận động nông dân chủ động làm thủy lợi nông hộ, tôn cao bờ bao, ao đầm để trữ nước và phòng chống triều cường".

Nhiều diện tích lúa ở các huyện, thuộc tỉnh Cà Mau bị chết do hạn mặn. Ảnh: Huỳnh Lâm.
 Nhiều diện tích lúa ở các huyện, thuộc tỉnh Cà Mau bị chết do hạn mặn. Ảnh: Huỳnh Lâm.

Cùng với đó, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, Ngành Nông nghiệp cũng tổ chức kiểm tra lại toàn bộ các trạm cung cấp nước, số hộ có khả năng thiếu nước sinh hoạt, xây dựng phương án, kế hoạch kinh phí cụ thể để đầu tư hệ thống cấp nước tập trung, khoan bổ sung hoặc kéo dài đường ống cấp nước... đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2020 – 2021”.

Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu sẽ phối hợp với tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau trong công tác đo đạc, quan trắc, thông tin tình hình xâm nhập mặn và vận hành hệ thống cống (khi có nước ngọt trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thì mở cống ở Sóc Trăng và Bạc Liêu để lấy nước ngọt, khi mặn thì đóng các cống không cho mặn xâm nhập vào vùng ngọt ổn định của 2 tỉnh; các cống ở tỉnh Cà Mau đóng, mở như các cống Giá Rai, Hộ Phòng ở tỉnh Bạc Liêu). Cho nên, bà con nông dân cần nắm bắt thông tin vận hành cống, chủ động củng cố bờ bao và kịp thời bơm trữ nước ngọt trước khi nước mặn xâm nhập.

Huyện Phước Long chuẩn bị trạm cấp nước tại các vùng có nguy cơ cao để chủ động bơm nước ngọt dự trữ, phục vụ sản xuất cho nông dân khi nắng hạn kéo dài.
 Huyện Phước Long chuẩn bị trạm cấp nước tại các vùng có nguy cơ cao để chủ động bơm nước ngọt dự trữ, phục vụ sản xuất cho nông dân khi nắng hạn kéo dài.

Đồng thời, các địa phương cần phát động người dân tích cực tham gia phong trào làm thủy lợi - thủy nông nội đồng trong mùa khô năm 2020 - 2021. Giao cho các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch chi tiết về làm thủy lợi - thủy nông nội đồng từ nguồn hỗ trợ đất lúa năm 2021 và tập trung huy động mọi nguồn lực khác theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm để thực hiện công tác này. Cũng như phát động nông dân tích cực tu bổ bờ bao, ao đầm, nạo vét kênh mương nội đồng để chống hạn - mặn và phấn đấu thực hiện hoàn thành trong tháng 1/2021.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng cho biết, hiện lưu vực sông Mê Công đang ở thời kỳ đầu mùa khô năm 2020 - 2021. Nguồn nước mùa khô năm 2020 - 2021 về vùng ĐBSCL thấp hơn đáng kể so với trung bình nhiều năm, chỉ tương đương với các năm có hạn mặn lịch sử 2015-2016 hoặc 2019 - 2020. Vì vậy, mặn hạn ở khu vực này tiếp tục diễn biến phức tạp.

Theo đó, dự báo từ ngày 6 đến 16/2/2021 tức ngày 25 tháng Chạp năm Canh Tý đến mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu, mặn 4g/lít có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long 50 đến 95 km trên sông Vàm Cỏ. Sẽ có rất nhiều cây trồng cần được cung cấp nước, không chỉ lúa, cây ăn trái vùng ven biển mà trên toàn vùng ĐBSCL, do vậy bà con nông dân phải hết sức lưu ý việc đưa nước vào ruộng, vườn, mương, ao tích trữ nước trước thời gian này, vì theo dự báo dòng chảy sông Tiền, sông Hậu sẽ ít nước hơn hàng năm ở thời gian nêu trên. 

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.