Bạc Liêu phát huy tiềm năng, lợi thế của ngành kinh tế mũi nhọn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với cây lúa, con tôm được xác định là vật nuôi chủ lực, là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò là trụ đỡ và góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bạc Liêu. Bạc Liêu phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm là 5,28%; riêng năm 2023, chỉ tiêu đề ra xuất khẩu tôm đạt 1 tỷ USD.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm của ngành công nghiệp tôm cả nước

Trước những lợi ích và hiệu quả kinh tế cực lớn từ việc nuôi trồng thủy sản, nhất là con tôm, UBND tỉnh Bạc Liêu đã đề ra kế hoạch hành động thực hiện Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh để khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu hiện đại, hiệu quả và bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; trọng tâm là tôm ứng dụng công nghệ cao, quản trị hiện đại, liên kết chuỗi giá trị; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản; đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan các khâu sản xuất, chế biến của Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai).

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tham quan các khâu sản xuất, chế biến của Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai).

Theo ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Trong thời gian tới, Bạc Liêu thu hút mời gọi các dự án đầu tư và chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, vật liệu mới, thân thiện môi trường và giải quyết nhiều lao động tại địa phương... Đồng thời, với quyết tâm xây dựng tỉnh Bạc Liêu trở thành Trung tâm của ngành công nghiệp tôm cả nước cả từ việc xây dựng hình ảnh, niềm tin đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước; sản phẩm đến với người tiêu dùng phải ngon, sạch, chất lượng, an toàn”.

“Trong giai đoạn 2022 – 2025, tỉnh đặt mục tiêu xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước” - ông Phạm Văn Thiều nói.

Cũng theo ông Phạm Văn Thiều, để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, tỉnh chú trọng phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển nuôi trồng thủy đặc sản có giá trị theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu; phát triển mô hình nuôi thủy sản mới theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất thuỷ sản. Đặc biệt, ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, xác định nuôi siêu thâm canh làm điểm nhấn, nhưng đảm bảo hệ thống xử lý nước thải; phát triển ổn định nuôi tôm sinh thái, mở rộng diện tích nuôi tôm - lúa theo hướng “lúa thơm, tôm sạch”.

Chú trọng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ...

Trong năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đề ra chỉ tiêu xuất khẩu tôm 1 tỷ USD. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu này, tỉnh triển khai nhiều giải pháp từ nuôi đến chế biến và tiêu thụ. Đối với nuôi trồng thủy sản, tỉnh tiếp tục tổ chức lại sản xuất ở các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển bền vững, gắn với xây dựng cánh đồng lớn.

Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất theo hướng trang trại, phát triển bền vững.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm của ngành công nghiệp tôm cả nước.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm của ngành công nghiệp tôm cả nước.

Ông Phan Văn Sáu, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Để xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm phát triển ngành tôm của cả nước, địa phương đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ đa dạng hóa sản phẩm chế biến, nhất là ở phân khúc chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao; cung cấp kịp thời thông tin về nhu cầu thị trường tiêu thụ cũng như các rào cản kỹ thuật để doanh nghiệp biết mà chủ động trong sản xuất... Đồng thời, Bạc Liêu cũng tăng cường xúc tiến thương mại; tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) để tận dụng các cơ hội tăng cường xuất khẩu vào thị trường mới...”.

Theo đó, Bạc Liêu đã đặt mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2026 - 2030 các sản phẩm thủy sản ước đạt 1,5 tỷ USD. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 590.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 4,21%/năm), trong đó sản lượng tôm 341.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 3,29%/năm). Đặc biệt, chú trọng việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 40% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản, 70% sản phẩm nuôi trồng thủy sản truy xuất được nguồn gốc.

Cùng với đó, Bạc Liêu phát triển với các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển nuôi trồng thủy đặc sản có giá trị theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu; phát triển mô hình nuôi thủy sản mới theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất thuỷ sản. Phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống/thức ăn,nuôi trồng, chế biến, thương mại thủy sản đảm bảo thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản là hơn 157.000 ha (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 2,24%/năm), trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 6.000 ha (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 21,67%/năm); diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 23.100 ha (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 1,17%/năm). Sản lượng nuôi trồng thủy sản 480.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 13,25%/năm), trong đó sản lượng tôm 290.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 14,72%/năm); cá và thủy sản khác 190.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 11,2%/năm).

Đồng thời, hình thành được vùng sản xuất giống tôm ứng dụng công nghệ cao, chủ động sản xuất, cung ứng 40 - 45 tỷ con giống đáp ứng nhu cầu giống tôm nuôi của tỉnh đồng thời xuất sang các tỉnh lân cận; lượng giống sản xuất đảm bảo chất lượng đạt trên 90%; cải thiện chất lượng con giống các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Quan trọng là phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công suất thiết kế đạt 250.000 tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nuôi đạt 1,3 tỷ USD. Phấn đấu đến năm 2025 Bạc Liêu đứng ở vị trí hàng đầu về công nghệ chế biến tôm cả nước.

Đọc thêm

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu
(PLVN) - Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định ANTT tại địa phương. 

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.